Bệnh thận có thể xảy ra với tất cả mọi người không chưa một ai. Vì vậy bạn nên đi kiểm tra chức năng của thận nếu gặp phải những vấn đề sau đây :
1. Chóng mặt
Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không đỡ, thậm chí vẫn đau đầu, kiểm tra thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.
2. Tiểu nhiều về đêm
Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày, nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày gọi là “tiểu nhiều về đêm”.
3. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Những đối tượng có người thân từng mắc ung thư thận dễ đối diện với căn bệnh cao hơn bình thường. Trong số các dạng ung thư thận, ung thư do di truyền thường gây ra hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), bệnh sơ cứng ống thận, hội chứng Birt-Hogg-Dube, ung thư tế bào trong và tế bào kẽ của thận.
4. Tia xạ
Người từng chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn. Các đối tượng từng được chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn so với người chưa từng thực hiện. Trong khi đó, giới nghiên cứu khẳng định chiếu xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất nhỏ nên không cần quá lo lắng.
5. Tiếp xúc với hóa chất
– Thói quen sử dụng thuốc lá
– Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại: thuốc nhuộm aniline, amiang, benzen, cadmium… cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
6. Buồn nôn
Nếu bạn cảm thấy trong người nôn nao khó chịu lâu ngày, đã chữa mà không thấy hiệu quả. Bạn nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.
Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời. Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hoá. Kiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa.
Nếu hiện tượng trên đã chữa mà không thấy hiệu quả, bạn nên kiểm tra lại các chức năng của thận.
7. Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin. Hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.
8. Béo phì
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Nhiều người còn cho rằng căn bệnh có xu hướng tấn công phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế gây bệnh của béo phì.
KHÔNG PHUN CHẤT KHỬ KHUẨN LÊN THỰC PHẨM
Vừa qua, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đặc biệt lưu ý khi mở các gói hàng hóa là thực phẩm tại nhà thì không phun chất khử trùng dùng trong khử khuẩn bề mặt,...
Xem: 27875Cập nhật: 13.09.2021
VIRUS NIPAL NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?
Virus Nipah lây truyền từ động vật như dơi, lợn sang người, có thể gây ra tình trạng phù não và các tổn thương sức khỏe lâu dài.
Xem: 30068Cập nhật: 09.09.2021
5 LOẠI TRÁI CÂY GIÀU VITAMIN K
Vitamin K có tác dụng giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất nếu chẳng may chúng ta bị chấn thương .Sự thiếu hụt vitamin K sẽ...
Xem: 33154Cập nhật: 06.09.2021
TỔN THƯƠNG LÂU DÀI Ở NGƯỜI BỊ NHIỄM BIẾN THỂ DELTA
Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí khoa học The Lancet chỉ ra 6 tổn thương thường gặp nhất ở những người mắc biến thể Delta khiến họ mất nhiều thời...
Xem: 28828Cập nhật: 03.09.2021