NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA NGƯỜI – ASCARIS LUMBRICOIDES
Đặc điểm chung của giun đũa:
Giun đũa trưởng thành
Giun đũa là một loại giun thân tròn có kích thước lớn. Giun cái dài 20 – 30 cm, giun đực 15 – 20 cm, thân hình ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt.
Đầu: miệng có 3 môi bao quanh, xếp cân đối, 1 môi lưng, 2 môi bụng, ở giữa là miệng 3 cạnh.
Đuôi: ở mặt bụng có những núm cảm giác, đặc biệt ở giun đực nhiều hơn.
Bộ phận tiêu hoá: Có thực quản, ruột, hậu môn.
Bộ phận bài tiết: Gồm 2 ống chạy dọc 2 bên thân, đổ vào 1 lỗ ở phía đầu, mặt bụng.
Bộ phận thần kinh: Có 1 vòng và những dây thần kinh.
Bộ phận sinh dục: Giun cái gồm tử cung, túi chứa tinh, hai ống dẫn trứng, buồng trứng. Toàn bộ là những ống soắn vào nhau, ở giữa thân, tập trung vào 1 ống có vách dày là âm đạo, âm đạo mở ra mặt bụng, chỗ tiếp giáp 1/3 đoạn trước và giữa thân. Giun đực có tinh hoàn hình ống, tiếp theo là ống dẫn tinh, ống phụt tinh, đổ ra phía sau lỗ hậu môn.
Trứng giun đũa:
Hình trái xoan, kích thước: 45 - 75 x 35 - 58 µm. Có 5 lớp vỏ, lớp ngoài cùng xù xì là lớp albumine có tác dụng chống va chạm, nhuộm màu vàng của phân. Ba lớp trong nhẵn, cứng, chống tác động cơ học,... Lớp trong cùng có cấu trúc sợi, chỉ để lọt qua nước giữ lại các chất khác, có chức năng bảo vệ trứng chống lại các hoá chất. Trứng giun đũa không thụ tinh đa dạng, dài hơn, không cân đối, kích thước khoảng 90 x 40 µm, chiếm 15% tổng số trứng.
Trứng giun đũa (Hình A) - Ấu trùng giun đũa (Hình B)
Cả giun đũa đực, giun đũa cái đều sống kí sinh ở trong ruột non của người, ăn các chất trong ruột (dưỡng chấp), giun cái đẻ khoảng 240.000 trứng/ngày. Trứng theo phân ra ngoại cảnh, ở ngoại cảnh trứng cần các yếu tố để phát triển: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí,... Sau một thời gian ở ngoại cảnh, phôi phát triển thành ấu trùng.
Ở điều kiện ngoại cảnh thích hợp (đất xốp, nhiệt độ ẩm độ thích hợp), trứng giun đũa có thể sống được 5 - 6 năm thậm chí có thể tới 9 - 10 năm. Nhưng ở điều kiện không thuận lợi trứng giun đũa chỉ tồn tại được một thời gian ngắn.
Khi người nuốt phải trứng đã đến giai đoạn lây nhiễm, chất dịch tiêu hoá sẽ tác dụng lên vỏ trứng và giải phóng ra ấu trùng. Ấu trùng giun đũa chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn, theo tĩnh mạch cửa lên gan, ở gan 3 - 4 ngày rồi theo tĩnh mạch trên gan tới tĩnh mạch chủ vào tim phải. Từ tim phải ấu trùng theo động mạch phải vào phổi, chui qua thành mạch máu vào phế nang. Trong thời gian ở phổi ấu trùng phát triển lớn dần, thoát vỏ 2 lần, lần đầu sau 5 ngày, lần thứ hai từ ngày thứ 10 trở đi, rồi phát triển nhanh tại phế nang, có kích thước dài tới 1 - 2 mm, ấu trùng theo các phế quản lên khí quản, lên hầu, rồi theo thực quản xuống ruột non, cư trú ở đó, lột xác 4 lần, phát triển thành giun trưởng thành ở đó. Trong thời gian di cư, ấu trùng ăn máu. Thời gian kể từ khi trứng vào cơ thể, đến khi thành giun trưởng thành đẻ trứng mất khoảng 60 - 70 ngày. Giun đũa sống trong người được khoảng 12 - 18 tháng.
Quá trình hình thành Giun đũa
Tóm lại: giun đũa A. lumbricoides chỉ có một vật chủ. Trứng giun cần một thời gian phát triển ở môi trường ái khí để hoàn thành vòng đời. Khi di cư, ấu trùng có thể lạc chỗ qua các mao mạch phổi rồi về tim, qua vòng tuần hoàn lớn và có thể bị giữ lại ở các bộ phận, các mô của cơ thể (ví dụ: ở hạch bạch huyết, lách, não, tủy). Trong quá trình di cư ấu trùng có thể gây những phản ứng dị ứng cấp tính hoặc có thể tập trung ở thận rồi vào nước tiểu, ít khi qua được nhau thai vào bào thai. Giun trưởng thành kí sinh ở ruột non, hút thức ăn đã được tiêu hoá. Giun rất ít bám vào thành ruột. Để chống lại nhu động ruột, giun cong mình tựa vào thành ruột và hay thay đổi vị trí.
Đôi khi không dùng thuốc gì cũng có giun ra theo phân, là do giun già quá một năm, không sống lâu được ở trong người.
Nguồn bệnh:
Người là vật chủ duy nhất của A.lumbricoides nên là nguồn bệnh duy nhất.
Mầm bệnh:
Mầm bệnh là trứng giun đũa đã phát triển, có ấu trùng ở bên trong. Tiềm năng sinh sản của giun đũa rất cao, một giun đũa cái đẻ ra 240.000 trứng/ngày, khối lượng trứng đẻ trong 1 năm của 1 giun đũa lớn hơn 1.700 lần trọng lượng của giun.
Trứng giun đũa bắt buộc phải có giai đoạn phát triển ngoại cảnh vì cần các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, dưỡng khí và các tia tử ngoại của ánh sáng. Tùy thuộc vào các yếu tố trên trứng giun đũa có thể sống được trên 9 năm ở điều kiện thích hợp hoặc vài giờ ở điều kiện bất lợi.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun đũa phát triển là: 24 - 25oC, ở thời gian này sau 12 - 15 ngày trứng đã phát triển có ấu trùng, có khả năng gây nhiễm.
Trứng có thể phát triển được từ 12oC - 36oC. Dưới 12oC không phát triển được. - Ẩm độ thích hợp nhất là 80% trở lên.
Trứng giun đũa có sức chịu đựng cao ở ngoại cảnh trong điều kiện không thuận lợi vẫn có thể sống được 1 năm:
Trong thuốc sát trùng lysol 5% sống trên 7 ngày, formalin 6% không có khả năng diệt trứng; thuốc tím clo, cresyl, với liều khử trùng (diệt được vi khuẩn) không diệt được trứng.
Nhiệt độ 60oC diệt được trứng trong vài giờ. Nhiệt độ 45oC ở các hố ủ phân phải 1 - 2 tháng mới diệt được trứng giun đũa.
Trong nước, trứng giun đũa sống được 6 - 10 tháng. Nước muối, dưa chua, axit nhẹ không diệt được trứng giun đũa.
Người, gia súc, gia cầm, côn trùng (ruồi, gián...) thường xuyên làm ô nhiễm trứng giun đũa ra môi trường: đất, nước, không khí. Người ta xét nghiệm 935 mẫu đất (100g/mẫu), xung quanh các nhà ở của dân Ba Lan thấy 71% có trứng giun đũa, với số lượng trung bình 1,8 - 2,8 trứng/1g đất.
Đường lây:
Lây qua đường tiêu hóa, theo thức ăn, rau quả, nước bị ô nhiễm... nhưng hay gặp nhất là qua các thực phẩm tươi sống, rau, hoa quả sống, các thực phẩm muối: dưa muối, hành muối... cả các thức ăn chín dính bụi mang trứng giun, ruồi vận chuyển trứng giun làm ô nhiễm thức ăn.
Thống kê tỷ lệ nhiễm giun đũa người theo vùng miền tại Việt Nam:
Miền Bắc:
Vùng đồng bằng: 80 - 95%.
Vùng trung du: 80 - 90%.
Vùng núi: 50 - 70%.
Vùng ven biển: 70%.
Miền trung du:
Vùng đồng bằng: 70,5%.
Vùng núi: 38,4%.
Vùng ven biển: 12,5%.
Miền Nam:
Vùng đồng bằng: 54 - 60%.
Vùng Tây Nguyên: 10 - 25%.
Các kết quả điều tra cho thấy tình hình nhiễm giun thay đổi theo tuổi và nghề nghiệp. Trẻ em là lứa tuổi nhiễm giun cao nhất và nặng nhất. Nông dân tiếp xúc với phân đất có tỉ lệ nhiễm giun cao.
Theo thống kê năm 1994 ở Việt Nam có khoảng trên 60 triệu người nhiễm giun đũa người – Ascaris lumbricoides.
Nhiễm giun đũa người – Ascaris lumbricoides có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không?
Ấu trùng giun đũa
Trong thời gian di cư trong cơ thể, ấu trùng giun có thể gây những tác hại ở nơi chúng cư trú. Khi tới phổi chui qua mạch máu vào phế nang, làm chảy máu, đồng thời gây viêm các tổ chức nhỏ xuất huyết, gây ho, đau ngực, có thể ho ra đờm có vệt máu. Kèm theo các triệu trứng quá mẫn, nổi ban sốt nhẹ, bạch cầu ái toan tăng cao. Trong thời kì này ấu trùng gây hội chứng Loeffler, biểu hiện lâm sàng giống như lao: ho khan, đau ngực, bạch cầu ái toan tăng cao có thể tới 40% hoặc hơn. Chụp X quang tim - phổi có hình ảnh thâm nhiễm giống lao, nhưng hình ảnh này tự mất đi sau 1- 2 tuần mà không cần điều trị gì. Hội chứng Loeffler thường gặp trong cộng đồng nhiễm giun đũa tái phát hoặc nhiễm theo mùa; nhưng hiếm thấy ở nơi có sự nhiễm quanh năm.
Giun trưởng thành
Giun trưởng thành chiếm một phần thức ăn của cơ thể, làm suy yếu cơ thể nếu số lượng giun nhiều. Nhưng nếu số lượng giun ít, không thấy triệu chứng gì rõ rệt. Đôi khi thấy buồn nôn, ăn không tiêu, đau bụng vặt. Ở trẻ em hay gặp những triệu chứng: gầy còm, bụng trướng, phân nát, biếng ăn, kinh giật, ứa nước bọt. Đó là triệu chứng nhiễm độc thần kinh do chất độc của giun gây nên. Các chất allergen của giun đũa gây phản ứng quá mẫn ở phổi, da, niêm mạc mắt, niêm mạc ống tiêu hóa...
Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của giun đũa với tiêu hóa mỡ và đạm của người. Tác giả Venkatachalam (1953), nghiên cứu trên các trẻ em nhiễm giun đũa, cường độ nhiễm trung bìn 26 giun/người, chế độ hàng ngày 30 - 50g protein, bị mất 4g/ngày, chưa kể giun đũa còn gây rối loạn chuyển hóa protein. Tác giả Tripathy (1971) thấy 7,2% nitrogen và 13,4% chất mỡ trong khẩu phần ăn bị mất do giun. Nhiều nghiên cứu cho thấy giun đũa chiếm một lượng vitamin A đáng kể, gây rối loạn chuyển hóa mỡ, thiếu hụt pyridine, retinol, vitamin C, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, làm cơ thể vật chủ kém phát triển, suy giảm miễn dịch.
Giun trưởng thành di chuyển vị trí: do số lượng nhiều, do pH ở ruột thay đổi hoặc do thuốc làm giun bị kích động, do người bị sốt cao, do ăn các chất cay, chua (ớt, hạt tiêu...), do gây mê, do điều trị không đúng, hoặc khi chỉ có một giun hay nhiều giun cùng giới (đực hoặc cái). Khi di chuyển vị trí, giun hay có khuynh hướng chui vào các lỗ ống mật, ống tụy gây những cơn đau bụng dữ dội; đôi khi gây biến chứng áp xe gan. Những biến chứng cơ học do giun đũa, có thể thống kê theo thứ tự tần số giảm dần là: tắc ống mật, viêm ruột thừa, tắc ống tụy, nôn ra giun, tắc ruột, thủng ruột. Giun có thể chui lên phần trên đường hô hấp, vào cả vòi Eustache. Nhiều biến chứng có thể dẫn đến tử vong.
Khi điều trị, giun bị chết nát trong ruột, chất độc của giun có thể gây nhiễm độc nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em. Khi điều trị giun cần dùng thuốc tẩy để tống ngay giun ra ngoài.
Hình ảnh giun trưởng thành
Làm thế nào để biết cơ thể nhiễm giun đũa người – Ascaris lumbricoides?
Lâm sàng:
Không chính xác do triệu chứng gây ra thường không điển hình.
Xét nghiệm:
Xét nghiệm phân tìm trứng giun là chủ yếu, tuy đơn giản nhưng có kết quả chính xác. Ngoài ra có thể siêu âm hoặc nội soi phát hiện giun trưởng thành ở các phủ tạng trong cơ thể. Tuy nhiên người bệnh nên đi làm xét nghiệm máu tại các cơ sở Khám và điều trị về ký sinh trùng giun sán để có kết quả chính xác và được điều trị dứt điểm kịp thời.
Điều trị như thế nào?
Sau khi có kết quả chính xác người bệnh mắc loại giun sán gì thì Bác sỹ sẽ chỉ định dùng toa thuốc theo đơn, tuyệt đối người bệnh không nên tự đi mua thuốc để uống.
BS. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
SÁN LÁ GAN
Sán lá là sán dẹt ký sinh lây nhiễm vào các mạch máu, đường tiêu hoá, phổi, hay gan. Chúng thường được phân loại theo hệ thống cơ quan mà chúng xâm nhập
Xem: 31723Cập nhật: 08.02.2023
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không? Một trong những nguyên nhân được cho là ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, mẩn đỏ khắp người, hay nổi mẩn...
Xem: 796159Cập nhật: 08.02.2023
Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não
Dấu hiệu nhận biết sán lên não. Bệnh giun đũa chó mèo hay bà con thường gọi là bệnh sán chó có tên khoa học là Toxocara do một loài giun tròn thường ký sinh ở...
Xem: 38848Cập nhật: 20.01.2023
THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY
Viêm xương khớp ảnh hưởng đến bàn tay có thể không có triệu chứng của các nốt ở khớp gian đốt gần (hạch Bouchard) hoặc khớp gian đốt xa (hạch Heberden) hoặc...
Xem: 22028Cập nhật: 11.01.2023