Những điều thú vị về vacxin Abdala của Cuba
1. Gắn với biểu tượng quốc gia
Thông tin từ Đài DW cho hay tên của vắc xin Abdala được đặt theo tên một bài thơ do Jose Marti (1853 - 1895) sáng tác. Ông là người anh hùng dân tộc của Cuba trong phong trào giành độc lập khỏi Tây Ban Nha (kết thúc năm 1898), đồng thời là một nhà văn, nhà thơ, nhà ngoại giao và là biểu tượng quốc gia của Cuba. Bài thơ khắc họa hình ảnh người anh hùng trẻ tuổi Abdala xông pha trận mạc để bảo vệ tổ quốc, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước. Theo quan điểm của nhiều người Cuba, đó là cái tên hoàn hảo cho loại vắc xin Covid-19 đầu tiên được phát triển ở Mỹ Latin.
2. Liệu trình tiêm 3 mũi
Abdala là loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ protein tái tổ hợp, bao gồm liệu trình tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 2 tuần, nhiều hơn các vắc xin đang sử dụng tại Việt Nam.
Đánh giá về hiệu quả của vắc xin Abdala, Đài Deutsche Welle (DW, Đức) nhận định đây có thể là “đối thủ của vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna”. Cụ thể, theo thông tin mà Tập đoàn dược phẩm BioCubaFarma (Cuba) công bố hồi tháng 6, vắc xin Abdala đã chứng minh được hiệu quả chống lại Covid-19 là khoảng 92,28% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Với kết quả này, Đài DW cho biết có thể xếp Abdala ngang hàng với các vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech (khoảng 95%) hay Moderna (94,1%).
Trong khi đó, so với các vắc xin được sản xuất theo công nghệ mRNA như Pfizer/BioNTech hay Moderna, thì Abdala với công nghệ protein tái tổ hợp có giá thành sản xuất rẻ hơn, cùng yêu cầu bảo quản dễ dàng hơn (từ 2 - 8 độ C).
3. Quốc gia đầu tiên tiêm cho trẻ 2 tuổi
Theo Hãng tin AFP, kể từ ngày 3.9, Cuba đã bắt đầu đợt tiêm chủng cho toàn bộ thiếu niên từ 12 - 18 tuổi tại quốc gia này bằng 2 loại vắc xin Covid-19 nội địa: Abdala và Soberana. Từ ngày 6.9, nhóm trẻ từ 2 - 11 tuổi cũng được tiêm chủng bằng 2 loại vắc xin này. Cuba trở thành nước đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 2 tuổi trở lên.
Chương trình tiêm chủng trên là một phần trong nỗ lực mở cửa lại các trường học tại Cuba, vốn đã đóng cửa và chuyển sang hình thức dạy học trên truyền hình kể từ tháng 3.2020.
4. Thành quả của một nền y tế tiên tiến
Thông tin từ tập san BMJ (trực thuộc Hiệp hội Y khoa Anh) cho biết ngành công nghệ sinh học của Cuba vốn đã có nhiều thành tựu trong việc phát triển thành công các loại vắc xin, trong số đó có vắc xin viêm màng não và viêm gan B.
Quốc gia này cũng đang sản xuất 8 trong số 11 loại vắc xin phổ biến nhất hiện nay, bao gồm vắc xin ngừa bại liệt, bạch hầu, sởi, rubella, ho gà... và xuất khẩu hàng trăm triệu liều đến hơn 40 quốc gia trên thế giới mỗi năm.
Ngoài ra, Cuba cũng là một quốc gia có số lượng bác sĩ/người dân cao bậc nhất thế giới. Trong đại dịch Covid-19, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Cuba đã được cử đến từng nhà, tư vấn cho người dân về Covid-19. Đội ngũ này cũng hỗ trợ nhanh chóng cho việc truy tìm ca nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, khoảng hơn 2.000 y bác sĩ của Cuba cũng đã đến và tiếp sức cho nhiều quốc gia khác trên thế giới trong suốt 1 năm qua.
Gần đây, Cuba cho biết họ đang nộp hồ sơ xin Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép cho 3 loại vắc xin Covid-19 do nước này tự sản xuất, trong đó có Abdala.
Nhận định về Abdala, đại diện WHO tại Cuba - tiến sĩ Jose Moya lạc quan chia sẻ: “Trung tâm công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền Cuba (CIGB, thành viên nghiên cứu vắc xin Abdala) đã có 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu vắc xin. Tôi tin tưởng vào kết quả đã được công bố. Đây là những nghiên cứu nghiêm túc với sự tham gia của các chuyên gia và tổ chức đề cao tính khoa học”.
Ngoài ra, ông Moya cũng cho biết Abdala là thành quả của một hệ thống y tế vốn đã có nhiều thành tựu và hoạt động ổn định suốt nhiều thập kỷ.
Theo Thanhnien
Trước Khi Ung Thư Đến, Tay Chân Thường Có 4 Dấu Hiệu Này
(Dân trí) - Ung thư là căn bệnh khó chẩn đoán sớm, nhưng bằng cách chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là ở tay và chân, bạn có...
Xem: 3387Cập nhật: 05.10.2024
Ăn Loại Thức Ăn Nào Dễ Nhiễm Giun Sán
Em chào Bác sĩ Đức, em ở Phú Thọ gần đây có rất nhiều người nhiễm giun sán mà triệu chủ yếu là ngứa da, mề đay hoặc da đổi màu, có người khi đi chụp...
Xem: 3307Cập nhật: 02.10.2024
Giun Sán Ăn Mòn Cơ Thể Ra Sao? Nhiễm Giun Sán Do Ăn Uống Không Đảm Bảo
Khi nhiễm giun sán, cơ thể bị “ăn mòn” một cách âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng tới thể lực và trí lực, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng
Xem: 3689Cập nhật: 02.10.2024
CẢNH BÁO DỊCH BỆNH SAU LŨ LỤT!
Những ngày này, khi mưa bão, lũ lụt, ngập úng xảy ra đã gây ô nhiễm về môi trường nghiêm trọng, làm các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng......
Xem: 4597Cập nhật: 16.09.2024