1. Thịt heo
Thịt heo sống hoặc chưa nấu chín có thể ăn nhầm thịt bị nhiễm sán lợn .Khi ăn nhầm thịt lợn có sán sẽ làm cơ thể bị nhiễm sán , sán sau khi vào bụng, trưởng thành có thể dài đến 7m khiến cho người bị nhiễm sán suy dinh dưỡng, ốm yếu, tiêu chảy. Thậm chí ấu trùng của sán còn gây nguy hiểm và gây tổn thương đến não, mắt, da, cơ…Ăn phải thịt heo nhiễm sán sẽ có biểu hiện rối loạn tiên hóa như đầy bụng, đau bụng, dẫn đến chứng khó tiêu, buồn nôn hoặc đôi khi nôn ra luôn cả đốt sán.Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể sụt cân, gây rối loạn thần kinh, thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật đường ruột trong cơ thể. Vì vậy Thịt heo phải được nấu ở nhiệt độ ít nhất 63oC, sau đó được để nguội ít nhất 3 phút trước khi ăn.
2. Khoai môn
Khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu tinh bột và vitamin, rất thích hợp để bổ sung năng lượng vào mùa đông.Khoai môn cung cấp chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa,tốt cho phụ nữ mang thai, hệ tim mạch,người bị bệnh thận,hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu sơ chế không đúng cách sẽ gây ra các tác hại như : ngứa ngáy khắp cơ thể, hoặc ngộ độc thực phẩm gây buồn nôn, tiêu chảy...
3. Hàu
Hàu là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng,trong 100 gram cung cấp các chất dinh dưỡng sau: calo 68, protein 7 gam, chất béo 3 gram, Vitamin D, Thiamine (vitamin B1), Niacin, Vitamin B12, Sắt, Magie, Photpho, Kẽm, Đồng, Mangan, Selen.Tuy nhiên hàu có thể nhiễm virus và vi khuẩn từ nước nơi chúng sống. Nếu không được nấu chín kỹ, người ăn có thể nhiễm các sinh vật này. Hàu có thể lây lan bệnh Vibriosis khiến bạn ốm nặng. Chúng cũng có thể lây lan virus viêm gan A.
4. Trứng sống
Có nhiều người thường thích ăn trứng gà sống bởi nghĩ sẽ tận dụng được nhiều hàm lượng dinh dưỡng hơn so với khi nấu chín. Tuy nhiên, bạn có khả năng cao sẽ gặp những rủi ro khi ăn hoặc uống trứng gà sống như : trứng có thể chứa salmonella (một loại vi khuẩn có hại). Bạn tiêu thụ trứng có chứa vi khuẩn này sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Những triệu chứng thường xuất hiện khoảng 6-48 giờ sau khi ăn và có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Chẩn đoán và điều trị bệnh giun đũa
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là giun đũa (Ascaris lumbricoides), loài giun tròn lớn nhất thường ký sinh ở ruột người. Khi trưởng thành con cái dài từ 20 đến 35 cm,...
Xem: 78523Cập nhật: 04.09.2020
Phương pháp điều trị bệnh sán chó ở người
Bệnh sán chó sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu như bạn uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh đó bác sĩ cần phải...
Xem: 66828Cập nhật: 24.08.2020
Triệu chứng bệnh sán chó nguy hiểm không
Sán chó còn gọi là bệnh sán chó hay bệnh giun đũa chó, tên khoa học là Toxocara canis. Chúng có hình tròn và dài giống với giun đũa ở người. Người ta bị nhiễm...
Xem: 59941Cập nhật: 19.08.2020
Kết quả xét nghiệm giun đũa chó như thế nào là đáng tin cậy
Bệnh giun đũa chó hiện nay có tỷ lệ xét nghiệm máu cho kết quả dương tính rất cao. Nhiều người có kết quả xét nghiệm máu nhưng vẫn hoang mang không biết là...
Xem: 54918Cập nhật: 14.08.2020