Trong cuộc sống có một số loại thực phẩm cần lưu ý khi hâm nóng lại, mọi người phải lưu ý và đừng ăn nhầm kẻo hại sức khỏe.
1. Cải bó xôi
Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi tương đối cao, nhưng nó cũng không thích hợp để hâm nóng. Vì trong quá trình đun nóng lần thứ 2, hoạt động của các vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrosamine đây là những chất gây ung thư.
Do đó, cải bó xôi hâm nóng sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, bạn nên vứt bỏ những phần rau không thể ăn hết, đừng tiếc rẻ để dành cho bữa sau nếu không sẽ rất nguy hại cho cơ thể của bạn.
2. Thịt gà
Thịt gà thích hợp với nhiều cách chế biến, vừa bổ dưỡng lại có tác dụng bồi bổ cơ thể. Nhưng thịt gà cũng là thực phẩm không thích hợp để hâm nóng. Bởi vì miếng thịt khó đạt được độ nóng đồng đều khi hâm nóng, một số chỗ đã nóng, thậm chí cháy nhưng một số khu vực vẫn ở trạng thái nguội. Nếu trong quá trình đun nóng không đều sẽ dẫn đến phân hủy protein không đều, gây kích thích ruột và dạ dày khi ăn vào, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.
Vì vậy, việc bạn cần làm nếu muốn ăn lại món thịt gà còn thừa lại bạn nên đun nóng đều và kỹ thịt gà để không xảy ra hiện tượng chỗ nóng, chỗ nguội trên miếng thịt.
3. Trứng
Trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng, nhiều gia đình có thói quen luộc thêm vài quả trứng để ăn sau khi ngủ dậy. Nhưng trứng sau khi chín nếu để trong tủ lạnh sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dù có đun nóng cũng không thể tiêu diệt hết vi khuẩn, vì vậy hãy nấu một lượng trứng vừa đủ ăn, không nên nấu quá nhiều.
4. Hải sản
Hải sản là thực phẩm rất phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, ít calo, dù ăn nhiều một chút cũng không bị tăng cân, tuy nhiên chúng là thực phẩm không thích hợp để đun nóng nhiều lần.
Vì hải sản có hàm lượng đạm cao, nếu đun hai lần sẽ phá hủy cấu trúc của đạm và sinh ra một lượng lớn thành phần độc hại, việc ăn lâu ngày các thành phần này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Nấm
Nấm có thể bổ sung cho chúng ta vitamin và các chất dinh dưỡng khác, không chỉ nâng cao thể chất mà còn có tác dụng chống khối u. Nhưng nấm không thích hợp để hâm nóng sau khi đã để quá lâu, vì protein của nấm rất dễ bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật khác, nếu đun lại rồi tiêu thụ sẽ dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bảo quản trong tủ lạnh dưới 24 giờ, hâm nóng lại trên 70 độ để tiêu thụ cũng không sao.
Người Phụ Nữ Nhiễm Ba Loại Ấu Trùng Giun Sán, Điều Trị Một Tháng Khỏi Hoàn Toàn
Chị M.D 45 tuổi ở Nam Định, có tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng và sau khi tắm xong, đôi khi mề đay tự nổi lên xong...
Xem: 3791Cập nhật: 23.10.2024
Bệnh Giun Phổi Chuột (Angiostrongyliasis).
Angiostrongyliasis là nhiễm ấu trùng của giun thuộc giống Angiostrongylus (giun phổi chuột). Tùy thuộc vào loài lây nhiễm, các triệu chứng ở bụng (Angiostrongylus costaricensis)...
Xem: 2606Cập nhật: 17.10.2024
Tổng Quan Về Sán Máng
Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm...
Xem: 3598Cập nhật: 11.10.2024
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dà Do Giun Sán. Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy khó chịu kéo dài, càng gãi càng ngứa,...
Xem: 9550Cập nhật: 05.10.2024