Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được lòng lợn. Có những nhóm người tuyệt đối không nên ăn lòng lợn bởi chúng có thể gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe.
Người bị cảm, mệt mỏi
Cháo lòng, lòng lợn là món ăn chứa nhiều cholesterol rất khó tiêu hóa. Ngoài ra, trong nội tạng động vật có khả năng chứa nhiều mầm bệnh. Những bệnh này có thể lây sang người thông qua con đường ăn uống. Do đó, khi bị cảm, mệt mỏi, tuyệt đối không nên ăn lòng lợn, cháo lòng vì khó tiêu, không đảm bảo vệ sinh, có thể làm bệnh nặng hơn.
Người có đường tiêu hóa kém
Ruột động vật có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn E.coli và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.
Lòng lợng không phải món ăn phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa.
Những người có đường tiêu hóa kém ăn phải nội tạng động vật không được làm sạch cẩn thận, nấu chín ký hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn, đồ uống khác trong quá trình chế biến có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như lao, than, lợn đóng dấu, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn…Những bệnh này thường để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Người béo phì, người mắc bệnh tim mạch
Nội tạng động vật chứa nhiều chất đạm, chất béo, đặc biệt là hàm lượng cholesterol cực kỳ cao nhất là trong các bộ phận như óc, gan, cật lợn.
Những người cao tuổi, người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, gout, tiểu đường, béo phì… cần tuyệt đối kiêng những món ăn được làm từ nội tạng động vật.
Phụ nữ mang thai
Nội tạng động vật có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng và có khả năng lây bệnh cho con người.
Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc hoặc động vật được chăn nuôi trong điều kiện không hợp vệ sinh có nguy cơ nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin cao (do ăn phải thức ăn chăn nuôi bị nhiễm nấm mốc). Chất aflatoxin có khả năng gây ra ung thư.
Bên cạnh đó, lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh hay lợn lành mang trùng nhưng không phát bệnh thì trong thịt, máu, nội tạng đều có chứa một lượng vi khuẩn lớn. Khi ăn phải các sản phẩm từ con lợn mang mầm bệnh chưa được nấu chín kỹ, liên cầu khuẩn có thể từ thức ăn xâm nhập vào cơ thể người. Điều này cực kỳ có hại cho bà bầu và thai nhi.
Đối với những người khỏe mạnh, việc và các loại nội tạng động vật cũng nên được hạn chế. Người trưởng thành chỉ nên ăn nội tạng động vật từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50-70 gram. Trẻ em chỉ nên ăn 2 lần/tuần (khoảng 30-50 gram/lần).
Nguồn KIẾN THỨC : https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-long-lon-keo-hai-than-1460535.html
Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị
Mắt bị mờ do giun sán dấu hiệu nhận biết và thời gian điều trị. Tác hại lớn nhất của nhiễm ấu trùng giun sán trong mắt là gây mù lòa. Không chỉ gây mờ...
Xem: 100939Cập nhật: 17.06.2021
Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga
Các thể bệnh khi bị nhiễm sán chó bao gồm: Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng trong đó có não. Hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt. Thể thông thường...
Xem: 68364Cập nhật: 09.06.2021
ĐỘT QUỴ CÓ THỂ XẢY RA BẤT CỨ LÚC NÀO KHI BỊ XƠ VỮA MẠCH MÁU
Xơ vữa mạch máu là tình trạng lòng động mạch bị hẹp do các mảng xơ vữa làm hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan trong cơ thể. Các mảng xơ vữa này...
Xem: 39794Cập nhật: 27.05.2021
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN SỐNG
Có một số loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu ăn sống sẽ không an toàn, thậm chí có thể khiến bạn bị ngộ độc hoặc bị nhiễm các loại...
Xem: 49215Cập nhật: 24.05.2021