Những Nguyên Nhân Thường Gặp Của Bệnh Sán Chó
Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh sán chó (Toxocara canis) ngày một tăng. Nhiều báo cáo cho thấy tỉ lệ mắc bệnh lên đến 52%, tuy nhiên số ca có biểu hiện lâm sàng điền hình của bệnh sán chó trong số ca dương tính thì lại rất ít, chỉ chiếm khoảng 1/10. Trong suốt những năm qua phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng đã tiếp nhận và điều trị chuyên sâu cho những bệnh nhân mắc bệnh sán chó trong thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất.
Tôi sống ở vùng nông thôn, gần đây xóm tôi có nhiều người mắc bệnh sán chó, tôi nghe nói để lâu nếu không điều trị nó sẽ lên đến não. Vậy xin bác sĩ tư vấn rõ hơn các dấu hiệu thường gặp của bệnh cho tôi biết để có cách phát hiện kịp thời?
Bệnh sán chó (hay còn gọi là bệnh giun đũa chó) có triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân mà bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.
Một số biểu hiện của bệnh sán chó thường gặp như:
Ngứa da, nổi mẫn.
Sốt, gan to.
Đau bụng, khó tiêu.
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Xét nghiệm công thức máu phát hiện tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axit không thường xuyên.
Kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính bằng xét nghiệm ELISA.
Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói ăn thịt chó sẽ bị nhiễm sán chó, cá nhân tôi không ăn thịt chó nhưng tôi vẫn bị nhiểm bệnh. Xin hỏi bác sĩ còn nguyên nhân nào dẫn đến bệnh không?
Bệnh sán chó gồm nhiều nguyên nhân khác nhau:
Người có thói quen ăn thịt chó, ăn đồ sống (susi, tôm cua sống) hoặc những món ăn chưa được nấu chín ( thịt tái).
Ăn rau sống chưa được rữa sạch, uống nước chưa nấu chín (hàng quán ngoài lề đường, nước đá,... ).
Nuôi chó trong nhà và chưa được sổ sán định kỳ 30 đến 45 ngày/1 lần.
Xung quanh nhà có mầm lây nhiễm bệnh (phân chó ở môi trường bên ngoài).
Em vừa sinh e bé được 3 tháng, dạo gần dây em thường xuyên xuất hiện các triệu chứng ngứa da rất khó chịu. Em có đi xét nghiệm máu thì phát hiện bị nhiễm sán chó. Vậy bây giờ em phải điều trị như thế nào thưa bác sĩ vì con em vẫn chưa được cai sữa?
Trường hợp của bạn là một trong những trường hợp hay gặp nhất của các bà mẹ sau khi sinh, thường có những biểu hiện ngứa da do quá trình sinh em bé và làm thay đổi một số hoocmon trong cơ thể. Tuy nhiên ít ai lại nghĩ là do sán chó gây ra mà chỉ khi xét nghiệm máu thì mới biết.
Đối với trường hợp này bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên môn ký sinh trùng tại trung tâm chuyên khoa để được nghe giải thích rõ hơn về bệnh cũng như là cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ (vì bạn còn đang cho con bú).
Thưa bác sĩ, khi dùng thuốc giun sán định kỳ thì nên cần có chỉ định của bác sĩ hay là có thể tự mua thuốc ở các hiệu thuốc?
Về nguyên tắc tất cả các loại thuốc và các chế phẩm mang tính chất chữa bệnh nên có sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ nhằm để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh.
Riêng đối với các loại thuốc sổ giun là các thuốc an toàn và ít độc tính, nên thuốc này không cần thiết phải có đơn bác sĩ khi chúng ta chỉ định là sổ giun định kỳ.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
BỆNH TÊ BÌ TAY
Tê bì tay là bệnh có triệu chứng xuất hiện 1-2 ngày hoặc kéo dài hàng tuần là biểu hiện của bệnh mạch máu, thần kinh và cơ xương khớp
Xem: 48487Cập nhật: 17.11.2020
CÓ NÊN ĂN THỊT TÁI SỐNG ?
Một số người có sở thích ăn các món thịt tái, hải sản sống mù tạt... nhưng không biết được có mối nguy hiểm nhiễm giun sán khi thực phẩm đã bị nhiễm
Xem: 41438Cập nhật: 16.11.2020
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ Ổ SÁN TRONG NÃO DO THƯỜNG XUYÊN ĂN TIẾT CANH VÀ RAU SỐNG
Người đàn ông 40 tuổi đến viện trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu nửa người phải. Kết quả citi sọ não cho thấy một...
Xem: 34464Cập nhật: 16.11.2020
ĐAU BỤNG CÓ THỂ DO BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Ký sinh trùng đường ruột cư trú trong đường tiêu hóa của con người hoặc động vật (được gọi là vật chủ). Chúng bám vào thành ruột và sinh trưởng bằng nguồn...
Xem: 61169Cập nhật: 16.11.2020