Những ngày qua nhiệt độ miền Bắc giảm sâu, lạnh nhất từ đầu đông, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển làm gia tăng bệnh hô hấp, đột quỵ... Cách giữ ấm phản khoa học cũng là yếu tố nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Bác sĩ chỉ ra sai lầm phổ biến giúp phòng bệnh hiệu quả, nhất là người già, trẻ nhỏ, người có bệnh nền hay suy giảm miễn dịch....
1. Sưởi bằng lò than trong phòng kín
Khi đốt than tổ ong, than củi sưởi ấm trong điều kiện thiếu khí sẽ tạo ra khí CO cực độc, không màu, không mùi nên nhiều người không biết, dần cảm thấy khó thở rồi ngất hoặc lịm đi ngay khi đang ngủ. Nạn nhân hít phải khí CO thường bị tổn thương não và tim, nhẹ thì mắc các bệnh hô hấp như hen, viêm phế quản, viêm phổi, nặng hơn có thể tử vong.
Sưởi ấm bằng than còn nguy hiểm hơn ở người già và trẻ nhỏ, những người hệ hô hấp yếu, sức đề kháng kém. Đặt than trong nhà, phòng để sưởi cũng có thể gây hỏa hoạn hoặc bỏng nặng. Do đó, mọi người nên hạn chế đốt than sưởi, nhất là gia đình có phụ nữ mới sinh và trẻ nhỏ.
Trường hợp thường xuyên phải dùng bếp than để đun nấu, nên đặt bếp ở nơi thông thoáng. Không đặt lò than trong phòng ngủ, nơi kín gió. Không đốt than qua đêm. Trang bị đèn sưởi, điều hòa hai chiều để tăng nhiệt độ trong phòng.
Nên duy trì nhiệt độ phòng 25-28 độ C, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Không nên để nhiệt độ phòng quá ấm có thể gây bỏng cho trẻ sơ sinh hoặc sốc nhiệt khi ra ngoài trời lạnh, làm tăng nguy cơ tê buốt, máu khó lưu thông, thậm chí gây hạ thân nhiệt, đột quỵ.
2. Uống rượu cho ấm bụng
Có một số người quan niệm rằng chất men và cồn trong rượu sẽ làm cơ thể ấm lên, giúp chống chọi với giá lạnh. Tuy nhiên, khi uống rượu, chất etanol (hay ancol etylic) trong rượu có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến da và cơ, khiến chúng ta cảm giác thấy nóng hơn nhưng không làm tăng thân nhiệt. Cảm giác này càng rõ ràng hơn trong thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, khi uống rượu, hệ thần kinh bị kích thích gây cảm giác hưng phấn song "cảm giác ấm, nóng đó chỉ là nhất thời, không lâu dài, không làm tăng nhiệt độ cơ thể".
Khi uống rượu, các mạch máu ngoại vi trong cơ thể giãn ra, cơ thể bị thoát nhiệt. Đột ngột tiếp xúc với thời tiết lạnh có thể khiến chúng nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp, làm xuất hiện các đột quỵ não, đặc biệt ở những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc các dị dạng mạch não. Nhiễm lạnh đột ngột sau uống rượu có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc các nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
Trường hợp uống rượu trong thời tiết lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi uống, cần bù năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn thêm tinh bột hoặc uống nước trái cây, nước canh, nước cháo loãng...
Người có bệnh tim mạch hoặc bệnh hô hấp mạn tính không nên uống rượu vào mùa lạnh, có thể bị nhiễm lạnh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
3. Mặc quá nhiều quần áo dày
Khi trời lạnh, mọi người cần chú ý giữ ấm, mặc ấm, đeo khăn, găng tay, tất, mũ... nhưng tránh mặc quần áo quá dày và nhiều lớp, nhất là trẻ nhỏ khiến trẻ khó thở. Mồ hôi có thể thấm ngược vào cơ thể, gây lạnh, làm giảm thân nhiệt, dễ dẫn đến viêm phổi. Thông thường, lớp áo trong cùng là lớp quan trọng nhất, tạo lớp giữ nhiệt đầu tiên cho cơ thể. Bạn nên chọn những cỡ quần áo vừa khít với cơ thể trẻ, mềm mại như chất liệu len, tránh các loại bông hay cotton.
Ngoài ra, mùa lạnh, nên tắm đúng cách, không tắm hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng. Không tắm lúc muộn hoặc sáng sớm dễ dẫn đến đột quỵ. Nên tắm từ dưới lên trên và gội đầu thật nhanh sau khi tắm.
Trẻ trên 10 ngày tuổi, không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để hai đến ba ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút. Hạn chế đóng kín cửa ở trong nhà. Trẻ bị bệnh không chỉ do thời tiết lạnh mà có thể do ở trong nhà nhiều cũng dễ lây nhiễm các vi khuẩn, virus. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm.
Không tự mua thuốc điều trị khi con sốt, ho, cúm dẫn đến nhập viện muộn, bỏ qua thời gian vàng điều trị. Người già, người suy giảm miễn dịch, có bệnh nền cần chú ý sức khỏe khi chuyển mùa. Dùng thuốc định kỳ điều trị bệnh mạn tính không nên trì hoãn uống thuốc hoặc bỏ khám định kỳ, chờ thời tiết ấm hơn do dễ khiến bùng phát các đợt cấp tính của bệnh nền và tăng nguy cơ đột quỵ
BỆNH SÁN CHÓ MÈO GIA TĂNG CAO
Nhiễm bệnh sán chó mèo là bệnh do ký sinh trùng gây ra ,có thể có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc với chó, mèo chưa được tẩy giun...
Xem: 52283Cập nhật: 15.05.2021
BỆNH NHÂN UNG THƯ DỄ MẮC COVID 19
Đối với các bệnh nhân ung thư nói riêng và các bệnh nhân khác có vấn đề về bệnh lý khác nói chung thì hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ kém hơn người bình...
Xem: 36779Cập nhật: 13.05.2021
GIUN TRÒN CHUI DƯỚI DA NGƯỜI
Vừa qua,một người đàn ông 41 tuổi ở Sơn La gặp triệu chứng toàn thân ban đỏ, ngứa nhiều năm. Dù đã nhiều lần chữa trị ở các cơ sở khám chữa bệnh tại...
Xem: 44764Cập nhật: 10.05.2021
THỰC PHẨM NGĂN NGỪA UNG THƯ VÚ
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất thế giới, với 2,3 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh vào năm 2020, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Chuyên gia...
Xem: 33875Cập nhật: 08.05.2021