Bệnh sán lá phổi là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế ai cũng cần nắm được thông tin về căn bệnh này để sớm có phương pháp phòng ngừa điều trị kịp thời.
Đặc điểm chung của dịch sán lá phổi
Sán lá phổi màu nâu đỏ và giống như hạt cà phê, vỏ có những gai nhọn, có hai hấp khẩu bụng và miệng, các ống ruột là những ống ngoằn ngoèo, lỗ sinh dục ở gần hấp khẩu bụng; trứng sán có nắp màu sẫm dài 80-100 m. Người nhiễm sán lá phổi sẽ có biểu hiện ho kéo dài, ho ra máu lẫn đờm tương tự nhiễm lao gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Đặc điểm chung của dịch sán lá phổi
Trứng sán lá phổi có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém, nếu dưới ánh sáng mặt trời rất có thể sẽ làm hỏng trứng. Theo các nghiên cứu bệnh học chuyên khoa, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải ở trong bởi vì khả năng tồn tại của sán lá phổi trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.
Bệnh sán lá phổi đặc biệt được tìm ra đầu tiên ở động vật là hổ chứ không phải là người. Đến năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố sự lưu hành bệnh sán lá phổi ở 39 nước trên thế giới. Năm 1968, John Cross cho rằng có khoảng 194 triệu người trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sán lá phổi, đặc biệt là Trung Quốc, Lào và Triều Tiên. Ở Việt Nam, bệnh sán lá phổi được xác định lưu hành ít nhất ở các tỉnh thành phía Bắc. Tuy nhiên, người là nơi trú ngụ chính của sán nhưng các động vật và gia súc khác cũng có thể chứa mầm bệnh sán lá phổi như chó, mèo, hổ, báo, chó sói, chồn, chuột…
Từ khi sán xâm nhập vào người đến khi có biểu hiện bệnh kéo dài khoảng 3-4 tuần. Người hoặc động vật chỉ cần tình cờ ăn phải tôm, cua có ấu trùng sán chưa được nấu chín như cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống thì ấu trùng đó sẽ vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó. Sau khi nhiễm sán lá phổi khoảng 2 tuần mà bệnh nhân được tiến hành làm xét nghiệm trong mẫu máu bệnh nhân sẽ xuất hiện kháng thể kháng sán lá phổi. Đây là cơ sở xác định một người nhiễm sán. Ngoài ra các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm sán khác ít hiệu quả hơn.
Các biện pháp phòng chống dịch sán lá phổi cần thiết
Các biện pháp phòng chống dịch sán lá phổi cần thiết
Là một căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm nên để phòng ngừa căn bệnh này thì đầu tiên phải lưu ý tuyên truyền giáo dục sức khỏe về nguyên nhân gây bệnh, tác hại của bệnh và cách phòng chống; không ăn sống cua, tôm dưới bất kỳ hình thức nào. Đảm bảo điều kiện vệ sinh tối thiểu như không khạc nhổ và phóng uế bừa bãi, xử lý đờm người mắc bệnh, ăn chín, uống chín, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Trường hợp nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp, khoanh vùng dập dịch. Tập trung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị mầm bệnh, kiểm soát các động vật và vật nuôi ở vùng có dịch; tuyên truyền người dân không ăn sống tôm, cua dưới bất kỳ hình thức nào. Người nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá phổi tại vùng lưu hành bệnh. Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng bệnh nhân. Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…, cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.
Nguồn: benhhoc.edu.vn
THỰC PHẨM NGĂN NGỪA UNG THƯ VÚ
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất thế giới, với 2,3 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh vào năm 2020, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Chuyên gia...
Xem: 33875Cập nhật: 08.05.2021
CÁCH PHÒNG BỌ CHÉT LÂY NHIỄM QUA CƠ THỂ
Bệnh dịch hạch thường bị nhiễm ở các vùng nông thôn, miền núi ...khi con người ở khu vực này có tiếp xúc với các loài động vật hoang dã, đặc biệt là loài...
Xem: 48781Cập nhật: 05.05.2021
6 CÁCH NHẬN BIẾT HỆ MIỄN DỊCH SUY GIẢM
Nếu bạn cảm thấy cơ thể mình luôn mệt mỏi, dễ mắc bệnh , dễ bị nhiễm khuẩn , bạn luôn cảm thấy thiếu nguồn năng lượng khi làm việc. Đây là một dấu...
Xem: 37490Cập nhật: 03.05.2021
ĐỘT QUỴ KHI 9 TUỔI
Bé có biểu hiện yếu, tê bì nửa người bên trái, đi viện cấp cứu, sau khi có kết quả chụp cộng hưởng từ bác sĩ xác định bị đột quỵ do nhồi máu não.
Xem: 48636Cập nhật: 30.04.2021