Bệnh giun chó mèo_Toxocariasis do tác nhân gây bệnh là Toxocara Canis hay Toxocara Cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Ấu trùng của loài giun này gây tổn thương cho cơ thể người khi chúng xâm lấn vào các cơ quan như: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt…
Giun đũa chó mèo này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi ,tiếp theo các ấu trùng giun đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương .
Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt…
Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo
Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans – VLM), chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn.
Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans – OLM), gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng).
Chu trình phát triển của giun đũa chó mèo
Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo là một việc khó vì triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu cho bệnh
- Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng.
- Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Ngoài ra nhiều nơi sản xuất kit ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh.
- Sự hiện diện của kháng thể chống Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.
- Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.
Cách phòng bệnh giun đũa chó, mèo như thế nào?
- Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.
- Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.
- Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.
- Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.
- Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Giun đũa chó mèo: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị
Giun đũa chó mèo: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị. Liên hệ khám bệnh giun đũa chó Toxocara tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 76 Trần Tuấn Khải,...
Xem: 89444Cập nhật: 30.10.2020
Bị Ngứa Ở Lưng Sau Khi Tắm Biển Là Bệnh Gì?
Bị ngứa ở lưng sau khi tắm biển là bệnh gì? Có hai nguyên nhân có thể khiến bạn bị như vậy. Thứ nhất là khi bạn tắm biển có thể bạn bị dính con sâu biển...
Xem: 44997Cập nhật: 30.10.2020
Những thông tin cần biết về dịch bệnh sán lá phổi
Bệnh sán lá phổi là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế ai cũng cần nắm được thông tin về căn bệnh này để sớm có...
Xem: 57446Cập nhật: 27.10.2020
Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?
Sán chó hay khi nhiễm vào cơ thể người gọi là ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis). Loài giun đũa chó này thường sống trong ruột non của chó con nhất là chó con...
Xem: 70337Cập nhật: 27.10.2020