1. Xét nghiệm máu có 2 loại
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần : giúp phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn, chẳng hạn như thiếu máu, nhiễm trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu và rối loạn hệ miễn dịch. Xét nghiệm này đo lường nhiều phần khác nhau của máu.
- Xét nghiệm sinh hóa máu : là một nhóm các xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu .Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như xét nghiệm máu để đo chức năng thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
2. Xét nghiệm máu phát hiện các bệnh
- Rối loạn mỡ máu : xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở bệnh nhân thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol.Nếu nồng đồ cholesterol xấu sẽ gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch, nếu tốt sẽ làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.
- Bệnh về máu : khi xét nghiệm máu sẽ có khả năng phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu, chẳng hạn như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu....Kiểm tra các chỉ số hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ...
- Bệnh về đường huyết : Xét nghiệm máu cho biết lượng đường có trong máu của bạn. Đường huyết vượt quá giới hạn có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Thông thường đối với xét nghiệm máu có yêu cầu đo glucose sẽ phải nhịn ăn trước khi lấy máu để đo đường huyết lúc đói. Ngoài ra, một số xét nghiệm được thực hiện sau bữa ăn hoặc bất kỳ lúc nào mà không cần chuẩn bị trước.
- Kiểm tra chức năng gan : Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ ure máu (BUN) và creatinin. Cả hai thành phần này đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận như bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan...
Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym : giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.
Bên cạnh đó xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh gút, HIV, kiểm tra xem thuốc đang dùng có tác dụng không và các bệnh về não như thiếu máu não, nhiễm trùng não,...
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Nấm Candida
Bệnh nấm Candida là một bệnh cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính do nấm men thuộc giống Candida, hầu hết thường là Candida albicans....
Xem: 79307Cập nhật: 30.11.2019
Đang Cho Con Bú Có Điều Trị Sán Chó Được Không
Bệnh sán chó hay còn gọi là (Toxocara) khi bị nhiễm trong cơ thể thường gây ngứa da, dị ứng. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra nhiều tác hại đến...
Xem: 90052Cập nhật: 27.11.2019
Tác Nhân Gây Bệnh Giun Đầu Gai Ở Người
Bệnh thường là do ấu trùng hoặc giun đầu gai non (Gnasthostoma spinigerum) di chuyển dưới da và trong cơ quan nội tạng. Gây nên các tình trạng ngứa da nổi mẩn khu trú...
Xem: 70829Cập nhật: 25.11.2019
Cảnh Báo Gia Tăng Bệnh Sán Chó Hiện Nay
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh do ấu trùng giun đũa chó gây nên. Hiện nay gia tăng khi số gia đình nuôi chó trong nhà ngày càng nhiều. Chưa kể, chó thả rông phóng...
Xem: 68084Cập nhật: 21.11.2019