Bệnh nhân nữ 28 tuổi (Võ Nhai, Thái Nguyên) đến khám với tình trạng thường xuyên chảy máu cam từ mũi trái, số lượng ít và tự cầm máu, không có ngạt mũi, không chảy nước mũi. Được biết trước đó gần 1 tháng, bệnh nhân có đi rừng chặt củi, và rửa mặt ở khe suối.
Bệnh nhân được tiến hành kiểm tra nội soi mũi và phát hiện thấy một con vắt trong hốc mũi bên trái, dài khoảng 3cm, che kín khe mũi giữa và khe mũi trên.
Sau khi gây tê tại chỗ, con vắt đã được lấy nguyên vẹn ra bên ngoài. Không có khó khăn trong quá trình lấy bỏ, có chảy máu mũi tại chỗ giác bám của con vắt sau đó tự cầm máu. Không có bất thường khác được tìm thấy trong hốc mũi.
Không uống nước khe, suối khi đi rừng
Bác sĩ CKII. Đỗ Trung Toàn, Khoa Tai Mũi Họng _Bệnh viện A Thái Nguyên cho biết : Tình trạng vắt chui vào và ký sinh trong cơ thể không phải hiếm gặp.
Vắt rừng thường sống ở các khe suối, lúc còn nhỏ, kích thước chúng chỉ khoảng vài milimet. Khi người hoặc các loài động vật xuống suối tắm hoặc uống nước, chúng sẽ nhanh chóng chui vào các khoang mũi, họng, thanh hoặc khí phế quản và sống ký sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu, chúng sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về đường hô hấp .
Vết hút máu trên da thường không đau nhưng gây chảy máu kéo dài, có thể làm nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi chúng chui vào mũi, khí quản, ống tiêu hóa...
BS. Toàn cũng khuyến cáo khuyến cáo: "Mọi người ở vùng núi rừng ẩm ướt nơi có nhiều vắt cần cẩn trọng trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là những người đi rừng cần hạn chế uống nước khe, suối; nếu có chảy máu mũi hoặc ho kéo dài nên soi tai, mũi, họng hoặc phế quản để loại trừ tình trạng đỉa/ vắt chui vào ký sinh trong cơ thể".
Theo SKĐS
CÓ NÊN ĂN THỊT TÁI SỐNG ?
Một số người có sở thích ăn các món thịt tái, hải sản sống mù tạt... nhưng không biết được có mối nguy hiểm nhiễm giun sán khi thực phẩm đã bị nhiễm
Xem: 41579Cập nhật: 16.11.2020
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ Ổ SÁN TRONG NÃO DO THƯỜNG XUYÊN ĂN TIẾT CANH VÀ RAU SỐNG
Người đàn ông 40 tuổi đến viện trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu nửa người phải. Kết quả citi sọ não cho thấy một...
Xem: 34607Cập nhật: 16.11.2020
ĐAU BỤNG CÓ THỂ DO BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Ký sinh trùng đường ruột cư trú trong đường tiêu hóa của con người hoặc động vật (được gọi là vật chủ). Chúng bám vào thành ruột và sinh trưởng bằng nguồn...
Xem: 61315Cập nhật: 16.11.2020
CHẾ BIẾN HẢI SẢN ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG NHIỄM GIUN SÁN
Hải sản là món ăn được nhiều người yêu thích, nếu chế biến không đúng cách sẽ tìm ẩn một mối nguy hiểm về giun sán
Xem: 49189Cập nhật: 16.11.2020