PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG CHO TRẺ
Bệnh ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho tất cả mọi người trên toàn thế giới . Khí hậu và môi trường ở nước ta là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại ký sinh trùng khác nhau phát triển. Trên cơ thể người thường gặp với nhiều loài ký sinh trùng khác nhau:
- Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim...
- Nấm : các loại nấm nấm móng, nấm tóc, nấm da, lang ben…
- Loài chân khớp : chấy, rận, ghẻ…
- Động vật đơn bào : sốt rét, trùng roi, trùng lông, amip…
Mùa hè, trẻ em thường gặp phải các vấn đề sức khỏe do ký sinh trùng lây qua bề mặt da phổ biến nhất gồm : ngứa, nổi sẩn, mề đay, phát ban đỏ, chàm và các dạng dị ứng da khác.
Trẻ em nhiễm ký sinh trùng có thể do các nguyên nhân như :
- Tiếp xúc với nguồn nước có ký sinh trùng.Ký sinh trùng nhiều loại có giai đoạn ấu trùng sống trong nước và ký sinh ở tôm, cua, cá, nước bẩn cũng chứa nhiều loài đơn bào như amip, trùng roi…
- Trẻ tiếp xúc với động vật bị nhiễm ký sinh trùng cũng thường bị nhiễm ký sinh trùng : nhiều loại ký sinh trùng lây lan qua tiếp xúc da, nhiều loài lây lan qua đường tiêu hoá, khi không vệ sinh sạch sẽ, các đồ vật chung sẽ là nguồn gốc cho việc lây truyền.
- Ký sinh sống trên động vật , khi trẻ ôm , vuốt ve, tiếp xúc với phân của động vật bị nhiễm ký sinh trùng thì trẻ sẽ là vật chủ kế tiếp.
- Những trẻ dễ nhiễm ký sinh trùng thường sống trong khu vực đông đúc, kém vệ sinh, sống trong gia đình nuôi thú cưng, đặc biệt là những gia đình có thói quen thả rông thú nuôi.
Khi trẻ bị nhiễm ký sinh trùng mà không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nhiều trẻ bị bọ chét hoặc ve chó đốt nhưng gia đình không phát hiện sớm hoặc có biện pháp xử lý phù hợp. Khi trẻ đã có hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh hoặc trẻ gãi ngứa nhiều gây bội nhiễm da thì mới được đưa đến khám bệnh dẫn đến quá trình điều trị kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Cách phòng trẻ em nhiễm ký sinh trùng :
- Giữ môi trường sống sạch sẽ , thường xuyên quét dọn, cọ rửa sàn nhà, nên dùng máy hút bụi để loại bỏ những loại ấu trùng trứng và kén ..
- Nhà có vật nuôi : hạn chế tiếp xúc ổ ve, ổ bọ, vệ sinh thú cưng sạch sẽ, rửa tay cho bé sạch sau khi tiếp xúc với vật nuôi
Chẩn đoán và điều trị bệnh giun đũa
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là giun đũa (Ascaris lumbricoides), loài giun tròn lớn nhất thường ký sinh ở ruột người. Khi trưởng thành con cái dài từ 20 đến 35 cm,...
Xem: 78547Cập nhật: 04.09.2020
Phương pháp điều trị bệnh sán chó ở người
Bệnh sán chó sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu như bạn uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh đó bác sĩ cần phải...
Xem: 66849Cập nhật: 24.08.2020
Triệu chứng bệnh sán chó nguy hiểm không
Sán chó còn gọi là bệnh sán chó hay bệnh giun đũa chó, tên khoa học là Toxocara canis. Chúng có hình tròn và dài giống với giun đũa ở người. Người ta bị nhiễm...
Xem: 59967Cập nhật: 19.08.2020
Kết quả xét nghiệm giun đũa chó như thế nào là đáng tin cậy
Bệnh giun đũa chó hiện nay có tỷ lệ xét nghiệm máu cho kết quả dương tính rất cao. Nhiều người có kết quả xét nghiệm máu nhưng vẫn hoang mang không biết là...
Xem: 54949Cập nhật: 14.08.2020