Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào
Sán dây lợn trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Bên trong mỗi đốt sán dây chứa các cơ quan nội tạng bao gồm: cơ quan bài tiết, cơ quan thần kinh, cơ quan sinh dục. Sán dây không có cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp hay cơ quan tuần hoàn. Dưới tác dụng của các cơ, sán dải có thể co dãn.
Triệu chứng khi nhiễm sán dây không rõ ràng thậm chí có trường hợp thấy đốt sán rụng ra giường vẫn không biết là đã nhiều sán. Một số trường hợp biểu hiện bệnh sớm có đau bụng, đau tức vùng thường vị ( vị trí bao tử nên dễ nhầm lẫn ), tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Ngoài ra còn có triệu chứng toàn thân là suy nhược, sụt cân, ăn nhiều không lên kí. Triệu chứng rõ ràng nhất là thấy đốt sán ra theo phân là những đoạn nhỏ, dẹt, màu trắng ngà như sơ mít, có trường hợp thì khi soi phân dưới kính hiển vi thấy được trứng sán.
Sán dây trưởng thành ký sinh trong ruột non của người, tại đây nhờ các giác hút và móc mà sán bám chặt vào niêm mạc ruột non ở đoạn trên hỗng tràng và từ đó sẽ “hút” các chất dinh dưỡng vào cơ thể của sán để sán phát triển. Quan điểm trước đây cho rằng mỗi người chỉ có thể nhiễm 1 con sán do cơ chế miễn dịch nhưng hiện này có những ca bệnh nhiễm 2 đến 5 con sán, thậm chí có người có tới 17 con sán trong ruột. Người nhiễm sán dây lợn thải ra môi trường trong phân từ 5 đến 6 đốt sán già sau đó đốt sán vỡ ra và phát tán trứng ra môi trường. Khi lợn nuốt trứng vào ruột trứng sẽ phòng thích ra phôi và vào máu đi tới vị trí ký sinh ở cơ, tạng của con heo tạo thành nang gọi là “gạo heo” phải tới 1 năm nang ấu trùng chết và hóa vôi mới không có khả năng gây bệnh.
Trứng của sán gạo heo có thể sống tồn tại trong môi trường từ 2 đến 3 tháng.
Người nhiễm sán dây lợn bằng cách:
Ăn thịt heo có nang sán không được nấu chín.
Vô tình nuốt trứng trong rau, nước uống hay tay có dính trứng sán vô tình đưa lên miệng.
Có trường hợp thì do người nhiễm sán trường thành nôn rồi tự nuốt đốt sán vào dạ dày.
Nang hay trứng sán đến dạ dày bị tác động của các men tiêu hóa làm đầu sán được phóng thích, đầu lộn ra ngoài nên các giác hút và móc bám vào niêm mạc ruột và phát triển thành sán trưởng thành sau 8-10 tuần.
Để chủ động phòng nhiễm sán dây lợn thì Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) đã đưa ra khuyến cáo:
Tuyên truyền cho mọi người về tác hại và đường lây nhiễm sán dây để chủ động phòng chống bệnh
Thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh nói ở. Bỏ thói quen ăn uống đồ sống, không ăn thịt lợn hoặc bò tái hoặc chưa nấu chín kỹ. Thực hiện ăn chín uống sôi, chế biến thức ăn hợp vệ sinh. Hạn chế ăn rau sống, rau cần ngâm muối loãng và rửa kĩ dưới vòi nước sạch.
Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, rau sống không đảm bảo vệ sinh.
Không sử dụng thịt lợn không đảm bảo nguồn gốc, lợn dịch lợn bệnh. Không ăn nem chua, rau sống không đảm bảo vệ sinh, không uống nước lã.
Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Không nuôi lợn thả rông.
Bác sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Dị Ứng Bụi Mạt Nhà Là Gì | Làm Cách Nào Để Điều Trị
Dị ứng bụi mạt nhà rất phổ biến, bên cạnh các triệu chứng dị ứng, nếu người bệnh tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng từ bụi mạt nhà có thể dẫn...
Xem: 130651Cập nhật: 29.10.2019
Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng Trong Máu
Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh bị nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng có thể gây ảnh hưởng thực tế đến tất...
Xem: 112719Cập nhật: 21.10.2019
Bệnh Viện Trị Bệnh Sán Chó Tốt Nhất Cả Nước
Bệnh sán chó không có biều hiện dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Sán chó vào máu di chuyển trong cơ thể gây ra những tổn thương tại những vị trị khác nhau và xuất...
Xem: 131340Cập nhật: 21.10.2019
Sán Chó Ở Người Cách Phát Hiện Và Thời Gian Trị Sán Chó Ở Người Bao Lâu
Bệnh toxocara, bệnh giun đũa chó mèo, ấu trùng giun đũa chó mèo, sán chó, là những tên gọi mà mọi người hay gọi.Tên chính xác của bệnh sán chó chính là bệnh...
Xem: 124417Cập nhật: 21.10.2019