Phương pháp điều trị bệnh sán chó ở người
Xin chào bác sĩ. Em có triệu chứng ngứa và đi làm xét nghiệm bị nhiễm sán chó. Bác sĩ có kê toa thuốc để uống. Em uống theo phác đồ điều trị là 28 ngày. Nhưng hết thuốc em vẫn còn dấu hiệu bị ngứa. Bác sĩ cho em hỏi? Có phải em vẫn chưa hết bệnh sán chó không? Em có cần điều trị thêm đợt hai không ạ?
Sán chó (Toxocara canis) một bệnh thường hay nhiễm ở người do ký sinh trùng. Đây là bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, vì vật chủ chính ký sinh của chúng là chó chứ không phải người. Người nhiễm phải bệnh là do nuốt phải trứng sán chó nhiễm trong thức ăn.
Khi vào cơ thể người nó sẽ nở ra ấu trùng nhưng lại không thích nghi với cơ thể nên không phát triển thành giun trưởng thành, do đó không thể sản sinh được. Ấu trùng sán chó sẽ theo đường tiêu hóa và được hấp thu vào máu, sau đó chu du khắp nơi trong cơ thể như gan, phổi, tim, mắt, não và các bộ phận khác,…
Đi đến đâu chúng gây bệnh đến đó, ở gan thì gây nên u gan, ở não gây nên u não, ở da thì gây nên nổi mề đay, ngứa,... chất thải tiết của sán chó chính là kháng nguyên lạ ở trong máu, khiến cơ thể tiết ra các histamin chống lại kháng nguyên đó dẫn tới nguyên nhân gây ngứa, mề đay, dị ứng.
Sán chó có sức đề kháng rất tốt, một số loại thuốc điều trị giun sán thông thường không tiêu diệt được mà cần phải phối hợp với các thuốc có tác dụng hiệp đồng cũng như bảo vệ gan và thận.
Bệnh sán chó sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu như bạn uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh đó bác sĩ cần phải phối hợp thuốc tốt với mỗi giai đoạn bệnh qua các lần xét nghiệm.
Thời gian điều trị bệnh sán chó tùy thuộc vào từng người có người 10 ngày khỏi, nhưng lại có người 21 ngày thậm chí tới 42 ngày. Điều trị bệnh sán chó ở người cần phải được bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng tư vấn và điều trị.
Trường hợp của bạn nên bình tĩnh và đừng lo lắng quá. Bạn làm xét nghiệm được chẩn đoán là nhiễm bệnh sán chó đã uống thuốc và điều trị nhưng vẫn ngứa như vậy có thể là bạn còn bị nhiễm bệnh sán chó.
Ngoài ra tình trạng ngứa cũng không hẳn là do còn nhiễm bệnh sán chó mà có thể là dị ứng kết hợp với nhiễm giun khác. Tốt nhất bạn nên đến tái khám và làm thêm xét nghiệm để tìm các tác nhân gây ngứa khác, để loại trừ hoặc điều trị triệt để nguyên nhân dị ứng.
Liên hệ khám và điều trị bệnh giun sán. Mời bạn tới Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Là phòng khám bệnh giun sán uy tín tại Hà Nội, do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán và các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng do giun sán gây ra. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ: Nguyễn Mỹ Hạnh
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA
CHUYÊN KHOA NỘI KÝ SINH TRÙNG
Chuyên Trị: Ngứa Da, Dị Ứng, Mề Đay Do Giun Sán
Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Điện thoại: 02473001318 - 0985294298
Tag: Sán chó, Điều trị sán chó ở người, Dấu hiệu bị ngứa da
Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa
Nhiễm bệnh giun đũa có thể góp phần làm suy giảm protein. Theo sự tính toán ở một nghiên cứu thực nghiệm trên người thì ở trẻ em bị nhiễm từ 13 đến 40 giun...
Xem: 107113Cập nhật: 27.04.2020
Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG
Echinococcus Elisa Test là xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết enzyme (Elisa) dùng để tầm soát định tính kháng thể IgG kháng Echonococcus sp. trong mẫu huyết thanh ...
Xem: 72420Cập nhật: 23.04.2020
Quy Trình Tìm Giun Đũa Chó Bằng Phương Pháp Elisa
Phương pháp xét nghiệm tìm giun đũa chó là miễn dịch hấp thụ liên kết enzyme. Kỹ thuật xét nghiệm phức hợp Sandwich. Toxocara Elisa Kit là xét nghiệm miễn dịch...
Xem: 79367Cập nhật: 28.03.2020
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) là do loài Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây nên. Loài sán này chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu,...
Xem: 65803Cập nhật: 26.03.2020