Bệnh sán máng là một bệnh nhiễm ký sinh trùng, nguyên nhân gây bệnh là các loài sán lá máng thuộc giống Schistosoma. Đây là bệnh diễn tiến mạn tính và có tỷ lệ tử vong khá thấp. Tuy nhiên, sán máng lại có thể gây tổn thương nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể, đặc biệt nhất là gây chậm phát triển cả về tinh thần, nhận thức ở trẻ nhỏ.Có thể xét nghiệm bằng các phương pháp sau :
1. Xét nghiệm phân
Đối với mẫu phân ,phòng xét nghiệm sẽ tiến hành xử lý mẫu phân, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý và Lugol lên tiêu bản và soi tươi trực tiếp dưới kính hiển vi quang học để tìm trứng sán trong mẫu phân.
Hình ảnh trứng sán soi dưới kính hiển vi
2. Nước tiểu
Phòng xét nghiệm cần tiến hành ly tâm lấy cặn nước tiểu, sau đó cho cặn này vào nước ấm nếu có trứng sán trong mẫu thì sau vài giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng lông, soi dưới kính hiển vi độ phóng đại x10 hoặc x40 thấy ấu trùng di động rõ.
Đây là các phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi các kỹ thuật hay máy móc chuyên sâu. Chi phí thực hiện rẻ, thời gian xét nghiệm nhanh chóng và rất có ý nghĩa trên lâm sàng nếu xét nghiệm tìm thấy hình ảnh trứng sán.
Tuy vậy thì độ nhạy của xét nghiệm lại không cao, dễ gây âm tính giả trong trường hợp mẫu bệnh phẩm có số lượng trứng sán ít. Vì vậy để tăng khả năng bắt gặp được ký sinh trùng trong mẫu phân hay nước tiểu được tốt thì cần lấy mẫu ít nhất 3 lần trong 3 ngày liên tiếp.
3. Xét nghiệm huyết thanh học
Máu của bệnh nhân được ly tâm lấy huyết thanh, sau đó tiến hành xét nghiệm chẩn đoán gián tiếp bằng các phương pháp phản ứng ngưng kết kháng nguyên, hoặc ELISA tìm kháng thể đặc hiệu.
Hiện nay hai phương pháp xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm trực tiếp tìm trứng sán trong mẫu phân, nước tiểu và phương pháp huyết thanh học. Ngoài ra bác sĩ có thể tiến hành kết hợp thêm các xét nghiệm khác như: Sinh thiết các mô nghi ngờ nhiễm sán, tổng phân tích máu xem số lượng bạch cầu ưa acid, xét nghiệm sinh hóa (chức năng gan, thận,…).
4. Điều trị khi nhiễm sán
Khi được chẩn đoán mắc bệnh sán máng, bác sĩ sẽ dựa trên tình hình thể trạng cũng như giai đoạn mắc bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp nhất.
Hiện nay thuốc đầu tay được sử dụng là Praziquantel được WHO khuyến cáo sử dụng điều trị.
5. Những thói quen giúp bạn phòng tránh bệnh
Nhiễm bệnh sán máng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó cần thực hiện các biện pháp phòng chống chủ động để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh:
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng để phòng tránh các loại giun sán thường gặp.
- Vệ sinh cá nhân, môi trường sống xung quanh.
- Đảm bảo ăn chin, uống sôi, đảm bảo vệ sinh khi ăn uống.
- Không nên tắm hoặc bơi lội ở các khu vực ao hồ, sông suối.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
THẢO DƯỢC TỐT CHO NGƯỜI BỆNH HUYẾT ÁP CAO
Cao huyết áp là bệnh có tỷ lệ tăng rất nhanh trong những năm gần đây . Cao huyết áp có nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử...
Xem: 34222Cập nhật: 27.04.2021
PHÁT HIỆN BỆNH GÌ KHI XÉT NGHIỆM MÁU VÀ 2 LOẠI XÉT NGHIỆM MÁU
Xét nghiệm máu là phương pháp được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để...
Xem: 45888Cập nhật: 25.04.2021
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRẦM CẢM
Trầm cảm là căn bệnh có thể xáy ra với bất kỳ ai, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến việc căng thẳng trong các mối quan hệ, tình trạng lạm...
Xem: 36168Cập nhật: 22.04.2021
Sán Chó Có Lây Không?
Sán chó (giun đũa chó) sống kí sinh chủ yếu trong ruột non của chó, sinh sản bằng cách đẻ trứng. Chó con là nguồn thải trứng chủ yếu ra bên ngoài. Trứng theo...
Xem: 58511Cập nhật: 20.04.2021