SÁN CHÓ CÓ LÂY KHÔNG?
Bệnh sán chó là bệnh gì?
Bệnh sán chó như người dân thường hay gọi nhưng thực ra phải gọi là bệnh nhiễm giun đũa chó Toxocara. Đây là bệnh thường gặp ở nước ta, do chó được nuôi rộng rãi và chung sống gần gũi với con người.
Quá trình nhiễm bệnh sán chó Toxocara
Sán chó có lây không?
Sán chó (giun đũa chó) sống kí sinh chủ yếu trong ruột non của chó, sinh sản bằng cách đẻ trứng. Chó con là nguồn thải trứng chủ yếu ra bên ngoài. Trứng theo phân ra ngoài môi trường sẽ nở thành phôi có khả năng lây nhiễm trong vòng 1 đến 4 tuần. Người bị nhiễm bệnh do vô tình nuốt phải phôi của sán chó (giun đũa chó). Khi vào cơ thể trứng sẽ chui qua thành ruột vào máu, di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể, tạo thành nang sán ở đó.
Ngoài gây lây nhiễm cho người, sán chó (giun đũa chó) còn có khả năng gây lây nhiễm cho một số động vật khác như bò, cừu, dê, thỏ, gà, vịt … Người nếu ăn phải thịt chưa nấu chín kĩ hoặc nội tạng, đặc biệt là gan chưa nấu chín kỹ của những động vật này cũng có khả năng lây nhiễm.
Bệnh sán chó có lây trực tiếp từ người qua người không?
Sán chó (giun đũa chó) không có khả năng phát triển thành sán trưởng thành trong cơ thể người nên người không có khả năng thải trứng sán ra môi trường. Do đó, bệnh sán chó (giun đũa chó) không lây trực tiếp từ người qua người. Người bệnh ở chung nhà, sinh hoạt chung với người khác cũng không có khả năng lây bệnh cho người ở chung.
Bệnh nhân bị ngứa da do nhiễm sán chó
Sán chó có lây khi ăn cơm chung không?
Ăn cơm chung không lây sán chó từ người này sang người kia. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, sán chó lây chủ yếu qua đường ăn uống, nên nếu mọi người cùng ăn chung một đĩa thực phẩm có nhiễm trứng sán thì đều có nguy cơ bị bệnh sán chó. Rau sống là nguồn chứa nhiều trứng sán chó, ngoài ra thịt động vật có chứa nang sán không được nấu chín kỹ cũng là nguồn lây nhiễm.
Người bệnh sán chó (giun đũa chó) có cần phải mang khẩu trang không?
Bệnh sán chó không lây lan qua đường hô hấp nên không cần mang khẩu trang.
Bệnh sán chó có lây khi cho con bú không?
Không giống như bệnh kí sinh trùng mèo Toxoplasma gondii, bệnh sán chó không lây từ mẹ sang con, nên có thể cho con bú bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý vệ sinh đầu vú sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi cho bé bú vì đó là hai nơi có thể dính trứng sán chó, có thể lây nhiễm cho bé.
Làm sao để không bị lây bệnh sán chó?
Không ăn rau sống chưa rửa kỹ, không ăn thịt không nấu chín kỹ, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, hạn chế ăn uống ngoài đường.
Ngoài thăm khám lâm sàng, bệnh sán chó có thể xét nghiệm máu để chẩn đoán
Sau khi tiếp xúc với chó phải rửa tay bằng xà phòng, không để chó liếm lên mặt mũi, không nên để chó leo lên giường, ghế ngồi. Mua thuốc xổ giun cho chó uống theo định kỳ. Người nuôi chó không được cho chó phóng uế bừa bãi ra môi trường bên ngoài, phải xử lý phân và nước tiểu của chó hợp vệ sinh.
Bác sĩ: Nguyễn Diễm Kiều
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, HN
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Điện thoại: 02473001318 - 0985294298
ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ ĐỘT QUỴ
Những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu ,mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, hút thuốc lá... có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Xem: 40831Cập nhật: 08.01.2021
BỆNH SÁN CHÓ - NHỮNG BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP
Người bị bệnh sán chó thường có những biểu hiện khiến người bệnh lầm tưởng với các bệnh lý hoặc những vấn đề khác về da liễu. Khi nhiễm sán chó ở...
Xem: 59955Cập nhật: 08.01.2021
BỆNH GIUN SÁN - NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP
Bệnh giun sán có phải là bệnh nguy hiểm, ăn thức ăn tái , chưa chín có bị nhiễm bệnh? Vì sao nhiễm ấu trùng giun sán cần điều trị thời gian lâu dài
Xem: 53569Cập nhật: 08.01.2021
BỆNH KÝ SINH TRÙNG TOXOPLASMA
Toxoplasma là ký sinh trùng đơn bào ,là một sinh vật cực nhỏ, cơ thể chỉ có một tế bào. Các nguồn chính của nhiễm Toxoplasma là phân mèo. Thực phẩm bị nhiễm...
Xem: 51083Cập nhật: 07.01.2021