Sán Chó Ở Người Cách Phát Hiện Và Thời Gian Trị Sán Chó Ở Người Bao Lâu
Sán chó ở người là gì?
Sán chó ở người là một bệnh nhiễm giun sán từ chó, mèo hoặc từ thú nuôi khác cho con người, sán chó ký sinh ở chó mèo là vật chủ chính, con người là vật chủ phụ khi bị nhiễm bệnh sán chó.
Hình ảnh sán chó Toxocara nhiễm bệnh cho người
Sán chó có bao nhiêu tên gọi?
Bệnh toxocara, bệnh giun đũa chó mèo, ấu trùng giun đũa chó mèo, sán chó, là những tên gọi mà mọi người hay gọi.Tên chính xác của bệnh sán chó chính là bệnh toxocara. Nhưng do 80% lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh sán chó.
Sán chó lây cho con người qua con đường nào?
Sán chó lây cho con người qua ba con đường đó là: qua đường tiêu hóa do nuốt phải ấu trùng qua ăn uống, qua da trầy xước khi làm vườn hoặc chơi thể thao tiếp xúc với đất, qua niêm mặc mắt, mũi do ấu trùng phát tín trong môi trường hoặc do dụi mắt tay dính ấu trùng sán chó
Cách phát hiện bệnh sán chó ở người như thế nào?
Bệnh sán chó thường khó phát hiện vì triệu chứng đa dạng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.Cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh sán chó là chủ động xét nghiệm máu định kỳ để chẩn đoán bệnh cho dù có hay không có các biểu hiện triệu chứng
Cách phát hiện sán chó ở trẻ em
Sán chó gây tổn thương thần kinh :với biểu hiệnđau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Sán chó gây tổn thương đường hô hấp :với biểu hiện ho kéo dài, khó thở nhẹ
Sán chó gây tổn thương da :ngứa da dị ứng nổi mề đay giống như bệnh da liễu, xuất huyết da thường gặp nhiều nhất là bầm da, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da.
Trường hợp sán chó gây chàm da bụng ở bệnh nhân nam 32 tuổi
Sán chó gây rối loạn tiêu hóa như : tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.
Sán chó gây sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, đau khớp, sốt, ói, kèm bạch cầu ái toan tăng cao. Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung. Là những dấu hiệu nhiễm sán chó lâu ngày
Sán chó gây tổn thương thận: viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư.Sán chó gây
Cách phát hiện dấu hiệu Hội chứng ấu trùng sán chó di chuyển ở mắt là gì?
Triệu chứng bệnh nhân than phiền là mờ mắt, khi khám thường gặp là :
Mắt trẻ viêm đỏ ngứa thường là một bên, sau có thể lan sang hai mắt
Nhiễm sán chó gây mẩn ngứa da đầu ở bệnh nhân nữ 36 tuổi
Trẻ hay dụi mắt
Khám mắt thấy viêm mủ nội nhãn,viêm màng bồ đào một mắt
Trường hợp trẻ bị viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm nghĩ ngay đến trẻ đang bị nhiễm ấu trùng sán chó.
Những dấu hiệu trên rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh nhãn khoa khác như: viêm kết mạc dị ứng, viêm màng bồ đào…nếu con bạn có các dấu hiệu trên về mắt nên cho bé xét nghiệm máu tìm sán chó trong máu và trị sán chó ở mắt mới dứt bệnh về mắt, phòng chống mù lòa cho bé.
Cách phát hiện nhiễm bệnh sán chó ở người lớn
Sán chó ở người lớn chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng. Các thể lâm sàng ở người lớn được chia theo cơ quan bị tổn thương, bao gồm: Thể thần kinh gây liệt, tổn thương não, tổn thương da, ngứa da nổi mề đay dị ứng giống như bệnh da liễu, tiêu hóa, hô hấp, mệt mỏi, hay quên làm việc kém tập trung.
Nhiễm sán chó gây nổi mụn tại cẳng tay
Sán chó làm tổ trong não gây u não
Dấu hiệu sán chó ở da: ngứa da, nổi mề đay, dị ứng da ngứa, một số ít có cảm giác châm chích, rần rần dưới da khiến bệnh nhân khó chịu và lo lắng
Dấu hiệu sán chó ở nội tạng: mệt mỏi, kém ăn, làm việc mất tập trung, hay cáu gắt, đau đầu, liệt, ở não gây u não, nặng có thể dẫn tới tử vong
Dấu hiệuchó ở mắt ít gặp: gây giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai bên
Thời gian trị sán chó bao lâu?
Bệnh sán chó là một nhiễm trùng nội khoa thuộc chuyên ngành ký sinh trùng, sán chó nếu phát hiện sớm, điều trị sớm có thể dứt bệnh sau một đến ba lần sử dụng thuốc.
Thời gian sử dụng thuốc mỗi đợt từ 7 đến 15 ngày và nên điều trị tuyến chuyên khoa có bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng.
Thời gian xét nghiệm lại tùy thuộc vào từng trường hợp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể cho kiểm tra lại saumột thang, hai tháng hoặc ba tháng
Tại sao bệnh sán chó nên chữa trị tại tuyến chuyên khoa
Chữa trị sán chó tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng vì lý do bệnh sán chó là một bệnh ký sinh trùng nguy hiểm, nhưng ít được các bác sĩ quan tâm để ý dẫn đến chủ quan bỏ sót bệnh.
Trường hợp tổn thương não do nhiễm sán chó
Bác sĩ ký sinh trùng có kinh nghiệm về lĩnh vực này sẽ khám bệnh cho bạn, nếu nghi ngờ nhiễm sán chó các bác sĩ cũng có sẵn trang thiết bị cần thiết để xét nghiệm chẩn đoán và trị bệnh cho bạn.
Phòng bệnh nhiễm sán chó như thế nào?
Ăn chính uống sôi, không ăn thịt tái sống, rau sống chưa được rửa sạch dưới vòi nước
Vệ sinh sạch sau khi tiếp xúc với đất cát
Quản lý phân vật nuôi như chó mèo đúng cách, cho phân chó vào bịch kín và bỏ vào thùng rác
Không mang giày dép vào nhà
Xổ giun định kỳ cho chó
Xin chân thành cảm ơn bạn đọc.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Tác nhân dẫn tới người mắc bệnh là do ăn sống các loại rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng Sán lá gan lớn chưa nấu chín. Sán lá gan lớn...
Xem: 59592Cập nhật: 11.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Trên Mèo
Tác nhân gây bệnh là ấu trùng của ký sinh trùng trên mèo (Toxoplasma Gondii), là một loại kí sinh chủ yếu trong ruột mèo. Mèo là vật chủ chính như (mèo nhà, mèo hoang,...
Xem: 70512Cập nhật: 11.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Kim
Bệnh giun kim hay còn gọi là Enterobius vermicularis được Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 và người là ký chủ duy nhất. Năm 1983, Hugot phân lập được một...
Xem: 97917Cập nhật: 10.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Tóc
Tác nhân gây bệnh là giun tròn (Trichuris trichiura), còn gọi là giun tóc vì có phần đầu mảnh như sợi tóc, cắm vào niêm mạc ruột già.
Xem: 74281Cập nhật: 07.02.2020