Bệnh sán lá gan người rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bệnh sán lá gan nhỏ hiện đã được xác định phân bố ở ít nhất 21 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có những địa phương tỷ lệ nhiễm cao 15 - 37% như Ninh Bình, Nam Định, Bình Định, Phú Yên, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Điện Biên...
Những địa phương có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cao có đặc điểm chung là có phong tục ăn gỏi cá, món ăn chế biến từ cá sống hoặc nấu chưa chín hoàn toàn. Bệnh sán lá gan lớn hiện đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ nhiễm cao nhất thuộc về các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa hoặc ở vùng Tây Nguyên, và một số tỉnh thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Hồng, Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ. Đông Nam Bộ
Bệnh sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Khi nhiễm sán lá gan lớn, sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng này xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc làm phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. Sau khoảng 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài. Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Một số ít trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,...
Sán lá gan nhỏ sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật. Từ khi ăn cá có nang trùng đến khi sán trưởng thành có khả năng đẻ trứng chỉ khoảng trong một tháng. Sán ký sinh trong những ống dẫn mật trong gan, mỗi sán lá gan nhỏ có hai mồm hút, bám chặt trong gan để chiếm thức ăn, gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan và ống mật như xơ gan, tắc mật, xơ cứng ống dẫn mật,... Nếu không được điều trị, bệnh sán lá gan nhỏ có thể gây xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, đây là những bệnh lý rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
TẠI SAO CHÓNG MẶT HOẶC CHOÁNG VÁNG KHI ĐỨNG LÊN?
Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, huyết áp giảm quá mức khi họ ngồi hoặc đứng (tình trạng gọi là hạ huyết áp thế đứng hoặc tư thế)....
Xem: 19890Cập nhật: 01.04.2023
Ký sinh trùng đang giết chết rái cá biển và có thể đe dọa con người
Một chủng ký sinh trùng Toxoplasma hiếm gặp đã giết chết bốn con rái cá biển dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, gây lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn đối với sức...
Xem: 27126Cập nhật: 29.03.2023
KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG
Bệnh do ký sinh trùng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: Viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, thiếu máu, giảm protein máu kèm...
Xem: 35217Cập nhật: 25.03.2023
Con Rệp Cắn Có Nguy Hiểm Không!
Rệp là loài côn trùng nhỏ, không cánh, vết cắn của chúng thường không đau nhưng có thể gây ngứa da.
Xem: 30434Cập nhật: 23.03.2023