1. Bệnh sán lợn là gì?
Bệnh sán lợn bị nhiễm thường cách ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi trứng sán dây từ phân người. Trong số các loại thực phẩm, rau chưa nấu chín là nguồn lây nhiễm chính.
Sán dây lợn đặc biệt phổ biến ở châu Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh. Ở một số khu vực người ta tin rằng có tới 25% người dân bị ảnh hưởng. Trong thế giới phát triển nó rất không phổ biến. Bệnh đã xảy ra ở người trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là một trong những bệnh nhiệt đới bị bỏ quên.
2. Nguyên nhân:
Bệnh sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn như thịt lợn gạo chưa được nấu chín kỹ.
Thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán phát triển rất nhanh, một số món ăn có thể gây nhiễm ấu trùng sán lợn gạo. Lợn bị nhiễm ấu trùng do ăn phải trứng của sán dây, trong trứng chứa sẵn ấu trùng có độc lực. Khi lợn ăn phải, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể và quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. Những ấu trùng này có thể ký sinh rất lâu trong lợn, nhiều có thể lên tới 4-5 năm. Người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán dây chưa được nấu chín sẽ vô tình giải phóng ấu trùng ở đường tiêu hóa của mình. Đầu sán lúc này sẽ bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán dây trưởng thành. Theo thời gian, sán dây sẽ phát triển dần và nó có thể dài tới 7m.
Ở Việt Nam, do heo được thả rông ngoài vườn và ăn phải sán xơ mít (Taeniasis), sau đó loại sán này sẽ sống ký sinh trùng (Cysticercosis) ngay trên cơ thể của lợn thì được coi là đã mắc bệnh gạo. Ấu trùng sán lợn có thể tồn tại và phát bệnh sau 7, 8 năm, thậm chí 20 năm. Người ăn thịt lợn bị bệnh gạo mà chưa nấu chín kỹ thì rất có thể mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành, từ đó sẽ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.
Không chỉ do ăn thịt nhiễm sán lợn gạo, bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình
3.Cơ chế
Khi xâm nhập, ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn và đi khắp cơ thể lợn. Sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17-20×7-10 mm), còn được gọi là gạo lợn (cysticereus cellulosae), trong nang có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.
Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh theo thực phẩm, rau quả hoặc nguy hiểm hơn là những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non như say tàu, say xe, phụ nữ có thai hoặc sốt cao, nôn oẹ… Những đốt sán già rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá trứng từ các đốt già được giải phóng ra xuống tá tràng, hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán.
4. Cách phòng tránh bệnh sán lợn
Không chỉ do ăn thịt nhiễm sán lợn gạo, bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình
- Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (do nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành); không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh (do có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
HÍT BÓNG CƯỜI NAM THANH NIÊN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG
Vừa qua , Một thanh niên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thăm khám trong tình trạng tê bì toàn bộ chân tay, yếu tứ chi sau khi hút quá nhiều bóng cườ...
Xem: 43048Cập nhật: 11.01.2021
SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?
Bệnh sán lá gan bao gồm bệnh sán lá gan nhỏ và bệnh sán lá gan lớn. Bệnh sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng...
Xem: 57702Cập nhật: 10.01.2021
NHỮNG CÁCH PHÒNG BỆNH TRẺ NHÒ THỜI TIẾT LẠNH
Trẻ em cần được giữ ấm cơ thể, tắm đúng cách, ngủ đủ giấc, không nên ở lâu trong phòng kín và duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Xem: 37353Cập nhật: 10.01.2021
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Bệnh giun chó mèo_Toxocariasis do tác nhân gây bệnh là Toxocara Canis hay Toxocara Cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Ấu trùng của loài...
Xem: 49214Cập nhật: 10.01.2021