Vừa qua bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện giống người bị tâm thần, bao gồm rối loạn ý thức, cảm xúc, hành vi, đau đầu dữ dội kèm co giật, buồn nôn.
Anh cho biết bản thân bị đau đầu nhiều năm tại vùng trán đỉnh, cơn đau khoảng 5-10 phút, 1-2 lần mỗi ngày. Bệnh nhân tự mua thuốc giảm đau uống thì hết, nhưng cách vài ngày lại tái phát, khám tại nhiều cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần, thần kinh nhưng tình trạng không cải thiện.
Gần đây, các cơn đau tăng dần về cường độ và thời gian, kèm buồn nôn, co giật, người bệnh được đưa đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) khám. Các xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy tổn thương ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh trung ương, kèm phù não, co giật, gây các biểu hiện về tâm thần, chỉ định nhập viện.
Người đàn ông chia sẻ bản thân có thói quen ăn tiết canh, nem chạo, nem thính và thức ăn từ thịt lợn tái sống. Khả năng đây là nguyên nhân khiến sán lợn làm tổ trong não. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt và các di chứng kèm theo.
Sau 3 liệu trình dùng thuốc, các nang sán giảm dần và hết hẳn, sức khỏe anh cải thiện, không còn đau đầu, ý thức tỉnh táo, được xuất viện.
Người ăn phải thịt lợn chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non, phát triển thành sán dây trưởng thành, di chuyển chủ yếu trong não và vùng dưới da. Dấu hiệu nhiễm sán là đau đầu, co giật, do sán gây viêm màng não hoặc tổ sán chèn lên não, nên bị nhầm với viêm màng não, u não. Thậm chí, nhiều người nghĩ họ mắc bệnh động kinh, tai biến, tâm thần nên đã điều trị ở bệnh viện tâm thần nhiều năm. Khi đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, tình trạng bệnh tương đối đối muộn, ký sinh trùng đã tấn công vào cơ thể và lên não khiến họ phải chịu nhiều di chứng suốt đời.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần, không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không bảo đảm, không rõ nguồn gốc. Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ.
Theo vnexpress
Trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu vì nhiễm giun sán và cách nhận biết
SKĐS - Nhiễm giun sán khiến trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu... Ở nước ta có tới 40 - 80% trẻ em bị nhiễm giun sán đường ruột tùy theo từng vùng.
Xem: 23420Cập nhật: 04.08.2023
Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán
Mùa hè là mùa du lịch, nhiều du khách thích ăn hải sản như lẩu, gỏi... Nhưng trong các loại hải sản tươi sống hấp dẫn đó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm cho...
Xem: 25592Cập nhật: 04.08.2023
DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ GAN
Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng 900.000 ca ung thư gan và hơn 800.000 trường hợp tử vong, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư quốc tế (IARC)
Xem: 21536Cập nhật: 31.07.2023
Thích ăn thịt bò tái, cô gái Hà Nội phát hiện “vật thể lạ
Nữ bệnh nhân N.T.H. (25 tuổi ở Hà Nội) cho biết, cô hốt hoảng khi phát hiện ở đồ lót của mình có vật thể lạ giống những đoạn dây trắng có hình sơ mít...
Xem: 23493Cập nhật: 28.07.2023