Vừa qua bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện giống người bị tâm thần, bao gồm rối loạn ý thức, cảm xúc, hành vi, đau đầu dữ dội kèm co giật, buồn nôn.
Anh cho biết bản thân bị đau đầu nhiều năm tại vùng trán đỉnh, cơn đau khoảng 5-10 phút, 1-2 lần mỗi ngày. Bệnh nhân tự mua thuốc giảm đau uống thì hết, nhưng cách vài ngày lại tái phát, khám tại nhiều cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần, thần kinh nhưng tình trạng không cải thiện.
Gần đây, các cơn đau tăng dần về cường độ và thời gian, kèm buồn nôn, co giật, người bệnh được đưa đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) khám. Các xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy tổn thương ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh trung ương, kèm phù não, co giật, gây các biểu hiện về tâm thần, chỉ định nhập viện.
Người đàn ông chia sẻ bản thân có thói quen ăn tiết canh, nem chạo, nem thính và thức ăn từ thịt lợn tái sống. Khả năng đây là nguyên nhân khiến sán lợn làm tổ trong não. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt và các di chứng kèm theo.
Sau 3 liệu trình dùng thuốc, các nang sán giảm dần và hết hẳn, sức khỏe anh cải thiện, không còn đau đầu, ý thức tỉnh táo, được xuất viện.
Người ăn phải thịt lợn chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non, phát triển thành sán dây trưởng thành, di chuyển chủ yếu trong não và vùng dưới da. Dấu hiệu nhiễm sán là đau đầu, co giật, do sán gây viêm màng não hoặc tổ sán chèn lên não, nên bị nhầm với viêm màng não, u não. Thậm chí, nhiều người nghĩ họ mắc bệnh động kinh, tai biến, tâm thần nên đã điều trị ở bệnh viện tâm thần nhiều năm. Khi đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, tình trạng bệnh tương đối đối muộn, ký sinh trùng đã tấn công vào cơ thể và lên não khiến họ phải chịu nhiều di chứng suốt đời.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần, không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không bảo đảm, không rõ nguồn gốc. Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ.
Theo vnexpress
Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán. Bệnh hôi miệng do ký sinh trùng giun sán thực chất không phải là do bản thân loại giun sán đó gây ra hôi miệng...
Xem: 703159Cập nhật: 20.04.2023
Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?
Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo? Điều trị nguyên nhân gây bệnh ngứa lâu ngày chính là loại bỏ ấu trùng Toxocara ra khỏi cơ thể...
Xem: 38225Cập nhật: 13.04.2023
TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ
Ngày 01 tháng 4 năm 2023 Phòng khám Quốc Tế Ánh Nga tại số 443 Đ. Giải Phóng – Thanh Xuân - Hà Nội đón một vị khách tên N.T.K.S đến từ Phố Hàng Bông – Q. Hoàn...
Xem: 34515Cập nhật: 07.04.2023
TẠI SAO CHÓNG MẶT HOẶC CHOÁNG VÁNG KHI ĐỨNG LÊN?
Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, huyết áp giảm quá mức khi họ ngồi hoặc đứng (tình trạng gọi là hạ huyết áp thế đứng hoặc tư thế)....
Xem: 19505Cập nhật: 01.04.2023