"Trong số bệnh nhân tiểu đường chỉ có 31% được chẩn đoán, số còn lại mang bệnh nhưng không được chẩn đoán", Theo Giáo sư Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết thông tin trên tại một cuộc họp về công nghệ theo dõi mức đường huyết ngày 12/3.
Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose trong máu, là bệnh mạn tính, không thể chữa lành. Việt Nam có đến 55% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng, chủ yếu là tim mạch, mắt, thần kinh và thận. Vì vậy phải kiểm soát đường trong máu thật tốt, ngăn ngừa biến chứng.
So với các nước khu vực, đến năm 2045, số người đái tháo đường ở Việt Nam sẽ tăng gần 80%, lên 6,3 triệu. Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore tăng ít hơn, từ 37 đến 48%. Trong khi đó, số người bệnh tiểu đường ở Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10%.
Tình hình kiểm soát đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều thách thức, chỉ có 1/3 bệnh nhân được kiểm soát khá tốt với HbA1C (chỉ số đường máu) mục tiêu dưới 7%. Khoảng 70% người bệnh chưa được điều trị đúng cách.
"Số được điều trị đã không nhiều, số được điều trị đạt yêu cầu cũng nhỏ. Đây là bức tranh không sáng sủa với đái tháo đường ở Việt Nam", giáo sư Dàng nhận định.
Đái tháo đường thu ngắn tuổi thọ, giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2025. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Y Hà Nội, nếu bệnh nhân đái tháo đường không có biến chúng tiêu tốn một phần, thì những người có biến chứng sẽ tiêu tốn gấp đôi.
Bài toán đặt ra là không những kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng sống mà ngăn ngừa biến chứng. Để làm được điều này, ngoài ăn uống, thể dục, thuốc men, cần phải kiểm soát đường huyết thật tốt nhưng không được để hạ đường huyết.
Thống kê cho thấy hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường type 2 gặp phải triệu chứng hạ đường huyết trong quá trình điều trị. Trong đó 8,2% biến cố hạ đường huyết ban đêm đe doạ tử vong.
"Đường cao thì biến chứng xảy ra như mù mắt, nhồi máu cơ tim, suy thận... nhưng đường thấp hay hạ đường huyết thì tiên lượng tử vong còn nhanh hơn", ông Dàng nói.
Insulin là thuốc căn bản đều trị đái tháo đường, song người dùng có nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dùng insulin phải theo dõi đường huyết nhiều lần trong ngày, khoảng 6-10 lần, song thực tế hầu hết người bệnh chỉ làm dưới 4 lần.
"Việc quản lý đường huyết tốt và thường xuyên có thể giúp người mắc đái tháo đường điều chỉnh lối sống kịp thời, đồng thời cung cấp cho bác sĩ những thông tin hữu ích để điều chỉnh phương pháp điều trị', ông Dàng nhấn mạnh.
Trong hướng dẫn quốc gia do Bộ Y tế ban hành về chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2, việc đo đường huyết liên tục được khuyến nghị cho những người muốn quản lý đường huyết tốt hơn và những người nhập viện cần theo dõi sát đường huyết.
Theo vnexpress
XÉT NGHIỆM TÌM MÁU ẨN TRONG PHÂN CÓ THỂ PHÁT HIỆN ĐƯỢC GÌ?
Chảy máu trong hệ thống tiêu hóa có thể được gây ra bởi nguyên nhân gì đó không đáng kể như một chút kích thích hoặc nghiêm trọng hơn như ung thư. Hóa chất...
Xem: 22027Cập nhật: 24.02.2023
Nổi Mề Đay Do Giun Đũa Chó Mối Đe Dọa Thầm Lặng Đối Với Người Bệnh
Nổi Mề Đay Do Giun Đũa Chó Mối Đe Dọa Thầm Lặng Đối Với Người Bệnh. Với tiến bộ gần đây, những dấu hiệu nổi mề đay mẩn ngứa do giun sán gây ra đã...
Xem: 67644Cập nhật: 22.02.2023
Tổng Quan Về Sán Dây, Triệu Chứng và Cách Điều Trị
Nhiễm sán dây thường lây qua đường thực phẩm hoặc mắc phải do vô tình nuốt phải vật chủ động vật không xương sống. Đôi khi nhiễm ấu trùng do vết thương...
Xem: 27117Cập nhật: 22.02.2023
Thống Kê Về Bệnh Chàm Ở Trẻ Em
Hiện nay 2023 (HealthDay News) – Theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 8 tháng 02 trên Clinical & Experimental Allergy, tỷ lệ hiện hành của bệnh chàm trên...
Xem: 17896Cập nhật: 21.02.2023