Nồi chiên không dầu, còn gọi là nồi chiên không khí, làm chín thức ăn bằng cách đưa nhiệt độ lên cao, có thể tới 200 độ C, sau đó dùng cánh quạt tản nhiệt đều trên bề mặt thực phẩm, giúp thực phẩm chín và có bề ngoài giòn giống cách chiên rán bằng dầu mỡ truyền thống. Công nghệ này giúp loại bỏ nhiều mỡ và dầu trong thực phẩm.
Với loại nồi này, chỉ cần dùng một thìa dầu bôi bên ngoài đồ ăn, bạn có thể cho ra thành phẩm có màu sắc, hương vị tương tự như khi rán ngập cả chảo dầu. Giống như nhiều cách nấu khác, nồi chiên không dầu kích hoạt một phản ứng hóa học - hiệu ứng Maillard - làm cải thiện màu sắc và mùi vị của thực phẩm.
Theo chuyên gia của Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm cho biết về nguyên lý, nồi chiên không dầu có nhiều lợi ích, quan trọng nhất là nó làm giảm nguy cơ hình thành chất độc acrylamide - một chất nhựa tổng hợp có khả năng gây ung thư ở người.
Acrylamide không có trong thực phẩm chưa qua chế biến, hoặc hàm lượng rất thấp trong các thực phẩm chế biến nhiệt độ thấp hơn như hấp, luộc. Tuy nhiên trong quá trình chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao (hơn 120 độ C) như chiên, nướng, quay, acrylamide sẽ hình thành. Các nghiên cứu chỉ ra acrylamide đặc biệt có ở những thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây chiên và hạt ngũ cốc. Acrylamide liên quan đến sự hình thành một số dạng ung thư như tử cung, vú, tụy...
Vì vậy, về nguyên lý, khi chuyển từ chiên ngập dầu sang nồi chiên không khí sẽ có thể hạ thấp nguy cơ ăn phải acrylamide, giảm nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, dù làm giảm khả năng sinh chất độc acrylamide, các chất độc hại tiềm ẩn khác vẫn có thể hình thành trong nồi chiên không dầu, như polycyclic aromatic hydrocarbons ( hydrocarbon thơm đa vòng ), heterocyclic amines và nhiều chất lạ khác. Các hợp chất này đều đi kèm với nguy cơ gây ung thư, trong đó, polycyclic aromatic hydrocarbons là chất gần giống than hoạt tính, có khả năng gây ung thư ở nhiệt độ cao.
Theo chuyên gia nguyên tắc để dùng nồi chiên không dầu an toàn sức khỏe, giảm khả năng sinh các chất độc hại, chính là tìm cách để tránh tác động của nhiệt độ cao trong thời gian dài lên thực phẩm.
Vậy làm thế nào để thực phẩm chín nhanh?
Với những thực phẩm khối lượng to như cả một con gà hay vịt, cá..., cần cắt khúc hoặc thái lát cho thực phẩm nhỏ lại, để nhiệt dễ xâm nhập vào bên trong, làm thức ăn nhanh chín hơn. Nếu để nguyên khối có khả năng trong chín, nhưng bên ngoài có nguy cơ cháy, sinh nhiều độc tố. Tuy nhiên, tránh trường hợp thái nhỏ quá sẽ mất đi vị thơm của thịt nướng. Ngoài ra, các lỗ của giỏ bên dưới rộng, các mảnh nhỏ sẽ rơi qua giỏ và cháy nhanh chóng.
Thông thường, chỉ nên sử dụng nồi chiên trong thời gian ngắn nhất có thể, giới hạn trong vòng 5-10 phút. Khi giảm thời gian và nhiệt độ nấu, thực phẩm sẽ ít bị biến tính hơn, vì thế an toàn hơn cho người sử dụng.
Một cách khác để thực phẩm vẫn chín mà giữ được độ thơm vị nướng, đó là cho nước vào nồi. Đây cũng là cách có thể sử dụng khi chiên bằng dầu thông thường. Chuyên gia phân tích, khi cho nước vào nồi, dưới tác động của nhiệt, nước bay hơi dần, đến khi cạn hết sẽ chuyển sang nhiệt độ chiên cao dần lên, thực phẩm chín bằng nhiêt độ cao đó, có mùi thơm, chín thấu, tránh bị cháy.
Bạn có thể cho thực phẩm vào một khay đựng khác hoặc giấy bạc vào trong nồi chiên không dầu, sau đó cho nước vào, sẽ đảm bảo vệ sinh.
Cuối cùng, sử dụng đúng hướng dẫn về thời gian chiên, hàm lượng thực phẩm... sẽ không sản sinh ra chất độc gây hại.
Theo chuyên gia, người hay ăn đồ chiên rán, có nguy cơ béo phì. Cách chế biến thức ăn bằng nồi chiên không khí giúp giảm mạnh lượng chất béo ăn vào thường xuyên, từ đó giúp giảm cân. Song chuyên gia khuyến cáo, nồi chiên không dầu có thể nấu thức ăn an toàn hơn nhưng vẫn là hình thức chiên, có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe. Người dân nên hạn chế ăn thực phẩm chiên nói chung dù chiên bằng hình thức nào.
Người Phụ Nữ Nhiễm Ba Loại Ấu Trùng Giun Sán, Điều Trị Một Tháng Khỏi Hoàn Toàn
Chị M.D 45 tuổi ở Nam Định, có tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng và sau khi tắm xong, đôi khi mề đay tự nổi lên xong...
Xem: 4077Cập nhật: 23.10.2024
Bệnh Giun Phổi Chuột (Angiostrongyliasis).
Angiostrongyliasis là nhiễm ấu trùng của giun thuộc giống Angiostrongylus (giun phổi chuột). Tùy thuộc vào loài lây nhiễm, các triệu chứng ở bụng (Angiostrongylus costaricensis)...
Xem: 2896Cập nhật: 17.10.2024
Tổng Quan Về Sán Máng
Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm...
Xem: 3825Cập nhật: 11.10.2024
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dà Do Giun Sán. Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy khó chịu kéo dài, càng gãi càng ngứa,...
Xem: 9716Cập nhật: 05.10.2024