TÁC NHÂN GÂY BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN
Tác nhân gây bệnh sán lá gan lớn (SLGL): người mắc bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước, hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng SLGL chưa nấu chín. SLGL có hai loài: Fasciola hepatica và Fasciola, gigantica.
Phương thức lây nhiễm bệnh sán lá gan lớn
Ở người, sán ký sinh trong gan mật, có thể trong cơ, dưới da... Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật→ ruột → ra ngoài. Trứng sán lá gan lớn khi xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi → rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước.
Chu kỳ phát triển bệnh sán lá gan lớn
Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn
Phân bố bệnh sán lá gan lớn: sán lá gan lớn Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Fasciola gigantica ở Châu Á.
Triệu chứng lâm sàng bệnh sán lá gan lớn
- Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, có sốt hoặc không, thiếu máu da xanh, niêm mạc nhợt…
- Đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.
- Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau, có dấu hiệu ấn kẽ liên sườn.
- Ngứa da dị ứng
Mẩn ngứa da ở bé 15 tuổi nhiễm sán lá gan lớn
Siêu âm và xét nghiệm máu ở người nhiễm sán lá gan lớn có gì bất thường?
- Trong máu bạch cầu ái toan tăng cao.
- Siêu âm thấy gan có những ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc có hình ảnh tụ dịch dưới bao gan.
- Có kháng thể kháng sán lá gan lớn.
- Xét nghiệm phân tìm trứng sán.
Hình ảnh trứng sán lá gan gan lớn
Phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá gan lơn
- Dịch tễ: sống trong vùng sán lá gan lớn lưu hành,
- Lâm sàng: có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên,
- Cận lâm sàng: bạch cầu ái toan tăng cao,
- Siêu âm hoặc CT-Scan,
- Thử ELISA để phát hiện kháng thể,
- Xét nghiêm phân hoặc dịch mật tìm trứng sán.
Sán lá gan lớn trưởng thành
Thuốc điều trị sán lá gan lớn
Thuốc đặc hiệu: sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng đặc hiệu để trị sán lá gan lớn theo phác đồ và theo giai đoạn bệnh
Phòng bệnh sán lá gan lớn
Không ăn sống các loại rau mọc dưới nước, không uống nước lã;
Khi nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nhiều Người Ngứa Hậu Môn Hoảng Hốt Trước Hậu Quả Của Bệnh Giun Sán
Nhiều người ngứa hậu môn hoảng hốt trước hệ quả của bệnh giun sán. Theo các bác sĩ ký sinh trùng, khi xuất hiện tình trạng ngứa hậu môn, bạn phải đến bác...
Xem: 130211Cập nhật: 10.11.2020
Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng
Hiện nay tại Phòng khám chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga không còn hiếm gặp những trường hợp ngứa da dị ứng mà nguyên nhân tới từ ký sinh trùng ngoài da đó là...
Xem: 142459Cập nhật: 10.11.2020
Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm
Rất nhiều người dân bất ngờ khi thấy bản thân bị nhiễm giun sán ký sinh trùng mà không hề nuôi động vật như chó mèo trong nhà. Hiện nay tỉ lệ người dân nhiễm...
Xem: 73004Cập nhật: 09.11.2020
Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao
Muốn trị dứt điểm nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma thì phải làm sao. Bác sĩ ký sinh trùng chia sẻ những thông tin liên quan đến nhiễm bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma:...
Xem: 70982Cập nhật: 07.11.2020