Tại Sao Khám Bệnh Viện Da Liễu Nhiều Năm Không Hết Ngứa?
[ Điểm đánh giá5/5 ] 67889người đã bình chọn
Xem: 817301 | Cật nhập:11/08/2024 6:37:04 PM | RSS
Câu hỏi: Tôi bị ngứa da nhiều năm nay, mỗi lần đi khám tại bệnh viện da liễu tôi thường được chẩn đoán chung chung là bệnh viêm da cơ địa mà chưa được làm xét nghiệm gì để chẩn đoán ra bệnh. Sau mỗi lần khám bác sĩ cho tôi thuốc chống dị ứng và thuốc bôi về nhà uống và bôi nhưng chỉ một thời gian thôi ngứa xuất hiện trở lại
Gần đây bác sĩ bên da liễu khuyên tôi nên đi khám bệnh giun sán vì có thể là do nhiễm ấu trùng giun sán trong máu gây ngứa. Xin hỏi bác sĩ tôi nên làm gì để trị bệnh ngứa và tại sao nhiễm giun sán lại gây ngứa và trị giun sán có cải thiện bệnh ngứa da không? Cám ơn bác sĩ. N.Q.H.
Trả lời hỏi đáp: qua chia sẻ của anh chúng tôi trả lời như sau:
Những trường hợp bị ngứa da có liên quan đến nhiễm ấu trùng giun sán trong máu thì sau khi trị bệnh giun sán sẽ kiểm soát bệnh mẩn ngứa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được là nhiễm ấu trùng giun sán sẽ gây ngứa da, ngay cả các bác sĩ không chuyên khoa cũng khó nắm bắt để tư vấn phù hợp cho bệnh nhân quan tâm chữa trị.
Nhiễm ấu trùng giun sán thời gian bao lâu thì xuất hiện triệu chứng ngứa
Sau khi nhiễm ấu trùng từ 4 đến 6 tuần người bệnh nhân xuất hiện mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, cảm giác khó chịu vì ngứa ngáy khắp người có khi càng gãi thì càng ngứa.
Cũng có trường hợp chỉ xuất hiện mẩn ngứa da ở vùng đầu, vùng mặt, cổ, lưng, bụng, tay hoặc đùi,... tại chỗ ngứa, da thường gồ lên và nóng rát, ngứa xuất hiện bất cứ khi nào đặc biệt là khi trời nóng ra mồ hôi nhiều.
Hình ảnh bệnh nhân bị ngứa da khi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara
Tại sao uống thuốc chống dị ứng mà không hết ngứa?
Thuốc chống dị ứng chỉ có tác dụng giảm ngứa trong thời gian ngắn, trung bình khoảng 3 ngày, khi hết tác dụng của thuốc bệnh ngứa sẽ xuất hiện trở lại.
Ở những người dùng thuốc dị ứng với thời gian một đến hai tuần thì tác dụng chống ngứa có thể kéo dài khoảng 20 ngày, tuy nhiên thuốc có thể gây buồn ngủ và tăng men gan. Do đó, không nên sử dụng kéo dài và chống chỉ định khi tham gia giao thông, vận hành máy móc, làm việc trên cao.
Giảilpháplnào cho những người bị ngứa da lâu ngày?
Những trường hợp ngứa da không phải do nhiễm ấu trùng giun sán hoặc ngứa do bệnh nền gây ra thì thường được chữa trị da liễu và được cải thiện sau 1 đến 2 liệu trình với bác sĩ chuyên khoa da liễu. Ngứa do bệnh lý bên trong cơ thể thì cần xét nghiệm máu tìm nguyên nhân gây bệnh ngứa rồi chữa trị mới mang lại hiệu quả.
Xét nghiệm máu có thể phát hiện được những bệnh gì gây ngứa?
Xét nghiệm máu hoặc soi da bằng kính hiển vi có thể phát hiện được ký sinh trùng giun sán gây ngứa và một số bệnh lý nền gây ngứa cũng như một số tác nhân dị ứng thực phẩm và môi trường.
Thông thường những xét nghiệm này ít được triển khai tại địa phương do đó cũng là một khó khăn trong chẩn đoán và chữa trị bệnh ngứa da, dị ứng
Khi nào nên thăm khám xét nghiệm bệnh ngứa trong máu?
Nên xét nghiệm và điều trị chuyên khoa ký sinh trùng khi ngứa kéo dài trên 2 tuần đã uống thuốc dị ứng nhưng không hết ngứa. Khám chuyên khoa vì ấu trùng trong máu không giống bệnh giun sán thông thường trong ruột, việc điều trị cần tuân thủ phác đồ và thể bệnh để diệt ấu trùng trong mô trong máu, phòng ngừa ấu trùng dị chuyển lên não.
Ấu trùng có kích thước nhỏ và có khả năng tiết ra men phá huỷ thành ruột để vào máu. Cơ chế gây nên nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa là do độc tố của ấu trùng tiết ra trong máu gây nên phản ứng dị ứng dẫn đến mẩn ngứa da, nổi mề đay giống như bệnh da liễu
Bên cạnh đó, ấu trùng với số lượng lớn sẽ trú ngụ trong gan gây viêm gan, u gan, gây tổn thương tim, thận, mắt và não. Bệnh giun ấu trùng giun sán không những gây mẩn ngứa da dị ứng giống bệnh da liễu mà còn gây tổn thương một số cơ quan nội tạng trong cơ thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Ngứa da do giun sán thường dễ bị chủ quan bỏ sót khi mà chúng ta chỉ tập trung vào chữa trị theo hướng bệnh da liễu mà vô tình bỏ qua nguyên nhân mẩn ngứa từ bệnh giun sán gây ra. Nhiễm giun sán không những gây ngứa mà có thể gây tử vong khi ấu trùng di chuyển đến não
Trường hợp của bạn đã khám và điều trị da liễu nhưng đến nay chưa được cải thiện, có nghĩa là bệnh ngứa chưa được kiểm soát, chưa được điều trị từ căn nguyên gây bệnh mà mới dừng lại ở điều trị triệu chứng, tức là ngứa thì dùng thuốc ngứa nhất thời, sau một hai ngày hết tác dụng của thuốc, bệnh ngứa có thể lại xuất hiện trở lại như lúc đầu.
Nhiều trường hợp như vậy kết quả xét nghiệm lại bị nhiễm ấu trùng giun sán trong máu. Vì vậy, bạn nên quan tâm đến việc xét nghiệm máu để chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa rồi chữa trị nguyên nhân gây ngứa kéo dài dai dẳng.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi.
BS. Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ 7h đến 17h, thứ 2 đến hết ngày CN
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Thời gian trả kết quả trong ngày
Điều trị nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Nổi mề đay do mạt bụi nhà blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô của chó, mèo, gia cầm. Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh ở dưới da. Nổi mề...
Xem: 71868Cập nhật: 11.08.2020
Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo
Bệnh ký sinh trùng mèo (Toxoplasma gondii) là bệnh do một loại ký sinh chủ yếu trong ruột mèo, khi chúng ta nuốt phải ấu trùng của chúng. Mèo là loại vật chủ chính...
Xem: 78984Cập nhật: 07.08.2020
Những dấu hiệu của bệnh giun sán cần biết
Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh giun sán chỉ gây ngứa, viêm da nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 94707Cập nhật: 04.08.2020
Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng gián tiếp
Chẩn đoán miễn dịch học các bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán muộn so với các vi sinh vật khác do việc sản xuất kháng nguyên ký sinh trùng gặp khó khăn. Ký...
Xem: 71429Cập nhật: 27.07.2020