Ngày nay việc dùng thảo dược ngày càng rộng rãi , các loại thảo dược dưới đây đều phù hợp với cơ địa người Việt và giúp ổn định huyết áp tốt.
1. Tỏi
Trị cao huyết áp bằng tỏi và đậu trắng: Tỏi bóc vỏ, thái thành lát mỏng. Đậu rửa sạch. Cho hai nguyên liệu vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước còn lại khoảng 250 ml thì bắc ra lấy nước. Chia nước làm nhiều phần uống trong ngày, ăn kèm đậu và bỏ bã tỏi. Duy trì cách này trong 1 tháng, tuần đầu dùng thuốc 1 lần và tăng lên 2 lần, 3 lần ở tuần 2 và tuần 3.
Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây...và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó. Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng, lợi dụng ưu điểm này, không ít gia đình thành thị đã sử dụng khoảng vườn nhỏ của mình để trồng. Ngoài tác dụng để phòng tránh cảm cúm, trị mụn trứng cá, phòng chống ung thư. Tỏi được xem là dạng thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm huyết áp cao hiệu quả như một số loại thuốc chuyên dùng khác.
2. Đậu trắng
Đậu trắng được dùng để chế biến món ăn giải nhiệt mà còn là vị thuốc chữa ăn uống kém, suy nhược cơ thể, chống nôn, điều hòa các tạng, giải độc, thuốc bổ tỳ vị…
3. Xạ đen
Xạ đen là loại cây dây leo thân gỗ, nhánh cây buông ra leo bám dài, mọc thành búi, dễ trồng. Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 - 7mm.
Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, những người mắc huyết áp cao, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
4. Rễ nhàu
Chuẩn bị 30 - 40g rễ nhàu sắc uống mỗi ngày thay nước. Áp dụng cách này liên tục 2 - 3 tháng.Nhàu thuộc họ Cà phê, có tên khoa học là Morinda citrifolia, thường mọc ở vùng nhiệt đới và ôn đới. ỞViệt Nam, nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch ở khắp các tỉnh miền một số tỉnh miền Trung.
5. Lá xương sông
Có tên gọi khác là rau húng ăn gỏi, hoạt lộc thảo, xang sông,…Dùng 100g lá xương sông già rửa sạch rồi đun sôi khoảng 5 phút. Mỗi ngày uống nước lá xương sông thay trà giúp cân bằng huyết áp tốt hơn.
Cây xương sông là thực vật thân thảo, sống khoảng 2 năm, chiều cao từ 0.6 - 2m. Thân cây mọc thẳng, có rãnh chạy dọc thân. Lá có hình trứng thuôn dài, hai đầu nhọn, mép có răng cưa, gân nổi rõ trên phiến, lá trên có kích thước nhỏ hơn lá dưới gốc. Hoa mọc thành cụm, ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Cây ra hoa vào tháng 1 - 2 và sai quả vào tháng 4 - 5 hằng năm.
Cây mọc hoang ở ven rừng hoặc ven vệ đường, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Ở nước ta, xương sông được trồng nhiều để làm rau gia vị và làm thuốc.
NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG KHI ĂN THỊT LỢN SỐNG
Thịt Lợn ( Thịt Heo ) là nguồn thực phẩm quen thuộc hằng ngày trong các bữa ăn của người Việt Nam . Ngoài mang đến chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe thì...
Xem: 65855Cập nhật: 08.03.2021
6 NGUY CƠ VÀ DẤU HIỆU BỆNH GAN
Gan là 1 bộ phận vô cùng quan trong trong cơ thể của chúng ta, gan đảm nhận thực hiện nhiều chức năng quan trọng ,đáng chú ý nhất là tiết ra dịch mật giúp tiêu...
Xem: 53462Cập nhật: 06.03.2021
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ
Bạn có biết ? Nếu duy trì một chế độ dinh dưỡng hàng ngày lành mạnh sẽ góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ . Cơ thể cần ăn uống với cường độ và hàm...
Xem: 50629Cập nhật: 04.03.2021
ĂN KIÊNG HIỆU QUẢ VỚI CÁC LOẠI TRÁI CÂY
Ăn kiêng bằng trái cây là phương pháp ăn thuần chay nghiêm ngặt. Các bữa ăn không có sản phẩm động vật, kể cả sữa. Những người theo thực đơn này chỉ chọn...
Xem: 37171Cập nhật: 01.03.2021