Người đàn ông ngoài 50 tuổi, được gọi là Bệnh nhân Geneva, theo tên thành phố nơi ông sinh sống. Ông được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 1990 và bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus kể từ năm 2005. Năm 2018, ông mắc khối u ngoài tủy, một loại ung thư máu hiếm gặp và được làm xạ, hóa trị cũng như cấy ghép tế bào gốc.
Trước trường hợp của Bệnh nhân Geneva, một số ca nhiễm HIV và ung thư cũng được cấy ghép tế bào gốc từ người hiến tặng có đột biến gene hiếm giúp kháng virus tự nhiên. Nhưng không ai trong nhóm này sống lâu hơn 10 tháng sau khi ngừng điều trị bằng thuốc kháng virus.
Đối với Bệnh nhân Geneva, sau 20 tháng kể từ khi cấy ghép, virus không xuất hiện trong cơ thể. Hiện chưa rõ vì sao trường hợp của Bệnh nhân Geneva thành công đến vậy, trong khi những người khác được điều trị bằng hình thức tương tự vẫn không thuyên giảm.
Trường hợp này sẽ được trình bày vào tuần tới tại Hội nghị Hiệp hội AIDS/HIV Quốc tế ở Brisbane, Australia. Đây là sự kiện quy tụ những nhà khoa học hàng đầu về căn bệnh, được tổ chức hai năm một lần.
Tiến sĩ Steven Deeks, Đại học California, San Francisco, Mỹ, cho rằng quá trình hóa trị đã loại bỏ hầu hết ổ chứa virus người bệnh. Bên cạnh đó, sau khi cấy ghép tế bào gốc, người đàn ông mắc bệnh mảnh ghép chống ký chủ (GVHD). Căn bệnh khiến cơ thể có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, tấn công và loại bỏ hệ miễn dịch cũ, gồm tất cả tế bào chứa HIV còn sót lại.
Theo bác sĩ Sáez-Cirión, các loại thuốc ức chế miễn dịch mà Bệnh nhân Geneva tiếp tục sử dụng sau đó cũng ngăn ngừa HIV nhân lên.
HIV là mầm bệnh khó chữa. Ngay cả khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc ức chế, virus vẫn ẩn náu trong tế bào miễn dịch không tái tạo. Các loại thuốc HIV tiêu chuẩn chỉ hoạt động được ở các tế bào vẫn đang tạo ra bản sao virus mới.
Trước Bệnh nhân Geneva, một người đàn ông 53 tuổi ở Düsseldorf, Đức được cũng được bác sĩ tuyên bố khỏi HIV nhờ biện pháp ghép tế bào gốc, vào đầu năm nay. Virus HIV trong cơ thể người đàn ông không có dấu hiệu hoạt động 4 năm sau khi ngừng dùng thuốc kháng virus.
Theo
Tổng Quan Về Nhiễm Sán Lá
Sán lá là loài giun dẹp ký sinh. Có rất nhiều loài sán lá. Các loài khác nhau có xu hướng lây nhiễm các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Xem: 17489Cập nhật: 14.12.2023
10 Dấu Hiệu Bạn Có Thể Có Ký Sinh Trùng
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và thậm chí đau đớn. Các vấn đề về tiêu hóa không...
Xem: 18174Cập nhật: 08.12.2023
Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Nhìn Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Nhìn Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Xem: 28500Cập nhật: 06.12.2023
Bị Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Lâu Ngày Cần Làm Xét Nghiệm Gì Tìm Nguyên Nhân?
Bị Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Lâu Ngày Cần Làm Xét Nghiệm Gì Tìm Nguyên Nhân? Ngứa do giun sán nổi thành mảng trên da, gãy lâu ngày thành mảng đen khi trú ở...
Xem: 64477Cập nhật: 02.12.2023