Người đàn ông ngoài 50 tuổi, được gọi là Bệnh nhân Geneva, theo tên thành phố nơi ông sinh sống. Ông được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 1990 và bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus kể từ năm 2005. Năm 2018, ông mắc khối u ngoài tủy, một loại ung thư máu hiếm gặp và được làm xạ, hóa trị cũng như cấy ghép tế bào gốc.
Trước trường hợp của Bệnh nhân Geneva, một số ca nhiễm HIV và ung thư cũng được cấy ghép tế bào gốc từ người hiến tặng có đột biến gene hiếm giúp kháng virus tự nhiên. Nhưng không ai trong nhóm này sống lâu hơn 10 tháng sau khi ngừng điều trị bằng thuốc kháng virus.
Đối với Bệnh nhân Geneva, sau 20 tháng kể từ khi cấy ghép, virus không xuất hiện trong cơ thể. Hiện chưa rõ vì sao trường hợp của Bệnh nhân Geneva thành công đến vậy, trong khi những người khác được điều trị bằng hình thức tương tự vẫn không thuyên giảm.
Trường hợp này sẽ được trình bày vào tuần tới tại Hội nghị Hiệp hội AIDS/HIV Quốc tế ở Brisbane, Australia. Đây là sự kiện quy tụ những nhà khoa học hàng đầu về căn bệnh, được tổ chức hai năm một lần.
Tiến sĩ Steven Deeks, Đại học California, San Francisco, Mỹ, cho rằng quá trình hóa trị đã loại bỏ hầu hết ổ chứa virus người bệnh. Bên cạnh đó, sau khi cấy ghép tế bào gốc, người đàn ông mắc bệnh mảnh ghép chống ký chủ (GVHD). Căn bệnh khiến cơ thể có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, tấn công và loại bỏ hệ miễn dịch cũ, gồm tất cả tế bào chứa HIV còn sót lại.
Theo bác sĩ Sáez-Cirión, các loại thuốc ức chế miễn dịch mà Bệnh nhân Geneva tiếp tục sử dụng sau đó cũng ngăn ngừa HIV nhân lên.
HIV là mầm bệnh khó chữa. Ngay cả khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc ức chế, virus vẫn ẩn náu trong tế bào miễn dịch không tái tạo. Các loại thuốc HIV tiêu chuẩn chỉ hoạt động được ở các tế bào vẫn đang tạo ra bản sao virus mới.
Trước Bệnh nhân Geneva, một người đàn ông 53 tuổi ở Düsseldorf, Đức được cũng được bác sĩ tuyên bố khỏi HIV nhờ biện pháp ghép tế bào gốc, vào đầu năm nay. Virus HIV trong cơ thể người đàn ông không có dấu hiệu hoạt động 4 năm sau khi ngừng dùng thuốc kháng virus.
Theo
Giun đũa chó mèo: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị
Giun đũa chó mèo: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị. Liên hệ khám bệnh giun đũa chó Toxocara tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 76 Trần Tuấn Khải,...
Xem: 89340Cập nhật: 30.10.2020
Bị Ngứa Ở Lưng Sau Khi Tắm Biển Là Bệnh Gì?
Bị ngứa ở lưng sau khi tắm biển là bệnh gì? Có hai nguyên nhân có thể khiến bạn bị như vậy. Thứ nhất là khi bạn tắm biển có thể bạn bị dính con sâu biển...
Xem: 44816Cập nhật: 30.10.2020
Những thông tin cần biết về dịch bệnh sán lá phổi
Bệnh sán lá phổi là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế ai cũng cần nắm được thông tin về căn bệnh này để sớm có...
Xem: 57357Cập nhật: 27.10.2020
Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?
Sán chó hay khi nhiễm vào cơ thể người gọi là ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis). Loài giun đũa chó này thường sống trong ruột non của chó con nhất là chó con...
Xem: 70216Cập nhật: 27.10.2020