1. Trứng
Đối với món trứng vừa chế biến, hâm nóng từ một đến hai phút là an toàn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), với món trứng đã để lâu, hâm nóng dù trong thời gian ngắn cũng có thể gây nguy hiểm.
FDA khuyên không nên để trứng sống hoặc chín ngoài tủ lạnh quá hai giờ khi thời tiết mát và quá một giờ trong thời tiết nóng. Cơ quan này cũng khuyên không hâm nóng món trứng thừa từ hôm trước hoặc bánh mì trứng để từ sáng tới chiều. Các vi khuẩn như salmonella có thể nhân lên nhanh chóng trong trứng, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Hầu hết bệnh nhân nhiễm salmonella đều bị tiêu chảy, sốt, đau quặn bụng và nôn mửa từ 12 đến 72 giờ sau khi khởi phát. Các triệu chứng thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Vi khuẩn có thể lây lan từ ruột vào máu, đến các cơ và gây tử vong nếu không được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
2. Nấm
Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu Âu khuyên người dùng không nên hâm nóng các loại nấm. Khi để quá lâu ở nhiệt độ phòng hoặc không được bảo quản đúng cách, nấm chứa các protein dễ bị hư hỏng do enzyme và vi khuẩn, khiến người ăn bị đau bụng. Bạn cần bảo quản nấm trong tủ lạnh, thời gian sử dụng không quá 24 giờ, mức nhiệt khuyến nghị là 70 độ C.
3. Sữa mẹ và thức ăn trẻ em
Các chuyên gia cho biết có thể hâm nóng sữa mẹ, nhưng tuyệt đối không bỏ sữa vào lò vi sóng. Theo tiến sĩ dinh dưỡng Susie Garcia, lò vi sóng làm nóng thức ăn không đều. Các phần sữa quá nóng có thể làm bỏng miệng và cổ họng nhạy cảm của trẻ. Bên cạnh đó, lò vi sóng không được vệ sinh thường xuyên, có thể còn lại những vi khuẩn từ thịt, cá sống khi rã đông.
Nếu cần hâm nóng sữa mẹ và thức ăn trẻ em, chuyên gia khuyến nghị sử dụng nồi đun cách thủy.
4. Hải sản
Theo FDA, hải sản tươi sống được đánh bắt và cấp đông ngay lập tức nên khi cho vào lò vi ba để rã đông vẫn an toàn. Tuy nhiên, hải sản nấu chín để ở nhiệt độ phòng vẫn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Hâm nóng không thể tiêu diệt được những vi khuẩn này.
FDA khuyến cáo không nên sử dụng hải sản để ở nhiệt độ phòng quá hai giờ trong thời tiết mát mẻ và quá một giờ khi trời nóng. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trong nhiệt độ 4-60 độ C.
5. Các loại rau xanh
Các loại rau ăn lá nên sử dụng trong ngày, lý tưởng nhất là trong vòng vài tiếng kể từ khi nấu chín. Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu Âu ghi nhận hâm lại rau trong lò vi sóng có thể khiến nitrat chuyển đổi thành nitrosamine. Một số nitrosamine là chất gây ung thư, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của cơ thể.
SỐT XUẤT HUYẾT - NHỮNG LƯU Ý VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỊ NHIỄM
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc, có thể...
Xem: 28602Cập nhật: 18.10.2021
CÔNG DỤNG VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG CHANH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG
Bất cứ một loại thực phẩm nào cũng sẽ có những công dụng , liều lượng khác nhau và tùy vào cơ địa của mỗi người . Nếu sử dụng sai, thậm chí bừa bãi,...
Xem: 26706Cập nhật: 16.10.2021
BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN MÙA DỊCH
Bảo quản thực phẩm là thói quen hằng ngày tưởng như vô hại của nhiều gia đình nếu không được tiến hành đúng cách sẽ mang lại nhiều rủi ro cho sức khỏe...
Xem: 27464Cập nhật: 12.10.2021
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ HÂM LẠI
Một số món ăn, nếu còn thừa lại chúng ta có thể lưu trữ để bữa sau hâm nóng lại dùng tiếp, không gây hại sức khỏe. Tuy nhiên, với 5 loại thực phẩm sau đây...
Xem: 27726Cập nhật: 09.10.2021