Một trong những chìa khóa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lão hóa và phòng tránh nhiều loại bệnh tật là bổ sung nước đầy đủ, còn gọi cấp ẩm là một khái niệm rộng, được hiểu là trạng thái giữ nước hoặc quá trình cung cấp nước nói chung bằng bất cứ loại chất lỏng hoặc thực phẩm nào.
Theo các nhà khoa học, uống nước lọc, nước khoáng là phương pháp đơn giản và dễ tiếp cận, hiệu quả cấp ẩm nhanh chóng. Tuy nhiên, đồ uống có chứa lượng nhỏ đường, chất béo hoặc protein thậm chí giúp cơ thể ngậm nước, đủ ẩm trong thời gian lâu hơn.
Để giải thích điều này, giáo sư Trường Y khoa St. Andrews, nhắc đến cách cơ thể phản ứng với đồ uống. Thực tế, uống càng nhiều nước, đồ uống càng nhanh chóng rời khỏi dạ dày và hấp thụ vào máu, làm loãng chất lỏng cơ thể, gây mất nước. Vì vậy, uống lượng nước lọc lớn trong thời gian ngắn khiến cơ thể bài tiết nhanh và trở nên khát hơn.
Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hydrate của đồ uống (nhưng ít được nhắc tới) là thành phần dinh dưỡng. Nghiên cứu của ông Maughan và các đồng nghiệp cho thấy sữa làm nhiệm vụ cấp ẩm tốt hơn nước. Các nhà khoa học phát hiện sữa cung cấp nhiều nước hơn vì nó chứa đường lactoza, một số protein và chất béo. Tất cả đều làm chậm quá trình làm rỗng chất lỏng từ dạ dày, giữ cho quá trình ngậm nước diễn ra thời gian dài hơn.
Sữa cũng có natri, hoạt động giống như miếng bọt biển giữ nước trong cơ thể, khiến mọi người bài tiết nước tiểu ít hơn.
Cơ chế trên tương tự với dung dịch bù nước thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy. Các dung dịch này chứa một lượng nhỏ đường, natri và kali, thúc đẩy quá trình giữ nước của cơ thể.
Đồ uống có đường ở mức độ vừa phải cũng bổ sung nước tốt. Các chất điện giải như natri và kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình hydrate. Lượng calo trong đồ uống có đường khiến quá trình cơ thể làm rỗng dạ dày diễn ra chậm hơn, đi tiểu ít hơn.Tuy nhiên, đồ uống có nhiều đường cô đặc như nước ép trái cây hoặc nước ngọt không hiệu quả cấp nước. Chúng lưu lại trong dạ dày lâu, khiến cơ thể tiêu hóa chậm, nhưng một khi đi vào ruột non, nồng độ đường của chúng sẽ bị pha loãng. Quá trình sinh lý này gọi là thẩm thấu, có tác dụng "kéo" nước từ cơ thể vào ruột non để pha loãng đường.
Như vậy, nước trái cây và soda cấp nước ít hơn, bổ sung lượng đường và calo dư thừa, không tốt cho sức khỏe như nước lọc hoặc nước khoáng.
Đối với đồ uống có cồn, quá trình cấp nước phụ thuộc vào tổng thể tích. Bia ít gây mất nước hơn rượu, bởi thể tích bia uống vào thường cao hơn. Nhìn chung, các loại đồ uống có cồn đều gây mất nước.
Đối với cà phê, khả năng cấp nước phụ thuộc vào hàm lượng caffein. Cà phê thông thường chứa khoảng 80 mg caffein trên 350 ml. Tiêu thụ hơn 300 mg caffein, tức khoảng hai đến 4 tách cà phê, có thể khiến giảm lượng chất lỏng dư thừa, bởi tác dụng lợi tiểu ngắn hạn.
CÓ NÊN ĂN THỊT TÁI SỐNG ?
Một số người có sở thích ăn các món thịt tái, hải sản sống mù tạt... nhưng không biết được có mối nguy hiểm nhiễm giun sán khi thực phẩm đã bị nhiễm
Xem: 41568Cập nhật: 16.11.2020
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ Ổ SÁN TRONG NÃO DO THƯỜNG XUYÊN ĂN TIẾT CANH VÀ RAU SỐNG
Người đàn ông 40 tuổi đến viện trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu nửa người phải. Kết quả citi sọ não cho thấy một...
Xem: 34602Cập nhật: 16.11.2020
ĐAU BỤNG CÓ THỂ DO BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Ký sinh trùng đường ruột cư trú trong đường tiêu hóa của con người hoặc động vật (được gọi là vật chủ). Chúng bám vào thành ruột và sinh trưởng bằng nguồn...
Xem: 61303Cập nhật: 16.11.2020
CHẾ BIẾN HẢI SẢN ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG NHIỄM GIUN SÁN
Hải sản là món ăn được nhiều người yêu thích, nếu chế biến không đúng cách sẽ tìm ẩn một mối nguy hiểm về giun sán
Xem: 49178Cập nhật: 16.11.2020