TÔI MUỐN TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ THÌ PHẢI LÀM SAO?
Câu hỏi: Kết quả xét nghiệm của tôi ghi là nhiễm giun đũa chó với chỉ số là 1.34 O.D. Bác sĩ ở đây cho uống hai ngày thuốc. Sau khi uống da tôi vẫn còn ngứa nổi mẩn giống như trước. Từ khi uống thuốc đến nay là hơn một tháng rồi mà không dứt bênh. Giờ tôi muốn trị dứt điểm bệnh giun đũa chó thì phải làm sao? Cảm ơn bác sĩ. N.V.T, Trảng Bom, Đồng Nai.
Trả lời. Chào anh, chúng tôi xin được chia sẻ với anh về tình hình bệnh giun đũa chó và các dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu do chúng gây ra.
Tại sao nhiễm giun đũa chó lại gây mẩn ngứa?
Các biểu hiện của bệnh giun đũa chó thường gặp là mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay. Vì khi bị nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó Toxocara sẽ vào ruột của người bệnh rồi chui qua thành ruột vào máu, theo dòng máu, chúng đi khắp cơ thể, ấu trùng có thể gây tổn thương cho gan, thận, phổi, mắt, não, đôi khi chúng tạo đường hầm ngoằn ngoèo dưới da.
Trong cơ thể người bệnh, ấu trùng giun đũa chó tiết ra chất độc khiến cơ thể nhận biết đó là một dị nguyên ngoại lai và sinh kháng thể chống lại dị nguyên lạ đó, gây nên tình trạng mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng giống như là bị bệnh da liễu.
Một số biểu hiện mẩn ngứa da ở bệnh nhân xét nghiệm máu dương tính với giun đũa chó
Tôi muốn chữa trị dứt điểm giun đũa chó thì phải làm sao?
Trường hợp của anh dùng hai ngày thuốc trị giun sán và hiện tại còn ngứa mẩn da dị ứng. Anh nên kiểm tra lại để chữa trị bổ sung sớm cho đủ thời, đủ liệu trình. Anh cũng không nên quá lo lắng vì số trường giun đũa chó Toxocara lên não gây tử vong là rất thấp.
Bệnh giun đũa chó Toxocara có thể chữa trị khỏi sau một đến 2 tuần, nếu anh đến khám đúng tuyến chuyên khoa và sử dụng thuốc đúng và đủ thời gian. Tại phòng khám chuyên khoa, các bác sĩ sẽ chủ động điều trị cho anh khỏi bệnh, sẽ không có sự chủ quan lơ là trong việc trị bệnh giun sán.
Khi chữa trị bệnh giun sán hay bất cứ bệnh gì cũng cần có liệu trình khoa học và phải theo phác đồ. Chữa trị bệnh giun đũa chó Toxocara không chỉ đơn thuần là kê toa một vài viên thuốc rồi cho bệnh nhân về nhà uống thế là xong. Bác sĩ điều trị nên giải thích rõ cho người bệnh biết uống thuốc A có tác dụng gì, cũng như thuốc B có tác dụng gì?
Sự cần thiết của việc sử dụng thuốc C quan trọng như thế nào? Thời gian nào thì tái khám xét nghiệm lại? Khi xét nghiệm lại thì cần xét nghiệm những nội dung gì? Giúp người bệnh và người thân tuyệt đối yên tâm khi chữa trị bệnh giun đũa chó
Lưu ý: Trong khi điều trị người bệnh ăn uống sinh hoạt bình thường, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, không uống bia rượu, không sử dụng thuốc lá. Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn đồ tái sống. Khi cần sử dụng thêm các thuốc khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Chu trình nhiễm bệnh giun đũa chó Toxocara
Không phải ai bị ngứa da cũng đều do giun sán
Có người nhiễm giun sán nhưng không xuất hiện triệu chứng, không bị ngứa da, không mệt mỏi, không đau bụng, không đau đầu. Và ngược lại có người bị ngứa da nhưng không phải do nhiễm giun sán. Do đó, không nên vào triệu chứng ngứa da để chẩn đoán bệnh giun đũa chó Toxocara, triệu chứng ngứa da chỉ là gợi ý chẩn đoán bệnh giun đũa chó Toxocara.
Triệu chứng lâm sàng âm thầm của bệnh giun đũa chó Toxocara là một khó khăn, thách thức cho việc khám sàng lọc để chẩn đoán sớm giun đua chó. Theo thống kê có khoảng khoảng 60% các trường hợp nhiễm giun đũa chó Toxocara không ghi nhận bất kỳ dấu hiệu triệu chứng nào?
Thời gian trị bệnh giun đũa chó Toxocara bao lâu?
Thời gian chữa trị giun đũa chó Toxocara từ một đến hai tuần, có thể lặp lại liều như vậy sau một tháng nếu đáp ứng điều trị không tốt. Sau khi điều trị, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán chó gây ra sẽ được đẩy lùi
Một số trường hợp sau điều trị đã ổn định nhưng kháng thể IgG có thể tồn tại trong cơ thể sau khi điều trị khoảng 7 tháng, mặc dù các dấu hiệu triệu chứng như mệt mỏi, mẩn ngứa da đã được cải thiện và đẩy lùi.
Khi nào thì nên tái khám xét nghiệm lại bệnh giun đũa chó Toxocara?
Tùy thuộc vào đáp ứng điều trị và mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ điều trị sẽ lên lịch tái khám xét nghiệm lại cho bạn phù hợp để điều chỉnh thuốc cũng như thông báo cho bạn biết tình trạng mức độ bệnh hiện tại.
Xét nghiệm lại sẽ đánh giá mức độ kháng thể giun đũa chó Toxocara là bao nhiêu so với lần xét nghiệm trước đây. Tình trạng hiện tại bệnh giun đũa chó đã bớt chưa? Cần điều trị giun đũa chó bao lâu nữa? Qua đó, giúp người bệnh và gia đình yên tâm hơn trong việc chữa trị bệnh giun đũa chó.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh giun đũa chó anh có thể gửi qua email: chuyenkhoakysinhtrung@gmail.com chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ trực tiếp Phòng khám Bệnh giun sán 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội để được tư vấn xét nghiệm và điều trị giun đũa chó.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
SÁN LÁ GAN
Sán lá là sán dẹt ký sinh lây nhiễm vào các mạch máu, đường tiêu hoá, phổi, hay gan. Chúng thường được phân loại theo hệ thống cơ quan mà chúng xâm nhập
Xem: 29312Cập nhật: 08.02.2023
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không? Một trong những nguyên nhân được cho là ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, mẩn đỏ khắp người, hay nổi mẩn...
Xem: 778822Cập nhật: 08.02.2023
Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não
Dấu hiệu nhận biết sán lên não. Bệnh giun đũa chó mèo hay bà con thường gọi là bệnh sán chó có tên khoa học là Toxocara do một loài giun tròn thường ký sinh ở...
Xem: 36391Cập nhật: 20.01.2023
THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY
Viêm xương khớp ảnh hưởng đến bàn tay có thể không có triệu chứng của các nốt ở khớp gian đốt gần (hạch Bouchard) hoặc khớp gian đốt xa (hạch Heberden) hoặc...
Xem: 20261Cập nhật: 11.01.2023