Một nghiên cứu do Đại học Bristol thực hiện, đăng tải trên tạp chí Cardiovascular Research, cho thấy một gene đột biến tên BPIFB4, có thể giúp một người không mắc các bệnh tim mạch, thường đi kèm với sự lão hóa.
Khi được tiêm cho những con chuột già, gene này làm trẻ hóa đồng hồ sinh học của tim chúng tương đương với 10 năm ở con người. Các nhà khoa học chỉ ra rằng BPIFB4 bảo vệ tim mạch của chuột bằng cách thúc đẩy sự hình thành các mạch máu mới, giảm số lượng mạch máu đã lão hóa, khiến chúng ngừng nhân lên. Trong thí nghiệm trên chuột, BPIFB4 cải thiện chức năng tim và điều hòa lượng máu đến tim.
Phát hiện mới làm nổi bật tiềm năng điều trị của BPIFB4, giúp giảm tác dụng phụ của lão hóa đối với chức năng tim mạch.
Paolo Madeddu, giáo sư y học tim mạch tại Đại học Bristol, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết : những người sống đến trăm tuổi có thể truyền gene khỏe mạnh của họ cho con cháu. Nghiên cứu này chứng minh rằng chúng ta cũng có thể tạo ra các tế bào tim người trẻ hơn bằng cách truyền một gene đặc biệt lấy từ những người trăm tuổi. Các gene mới có thể lập trình tế bào tim, chống lại căng thẳng tốt hơn và xây dựng bộ máy sản sinh protein.
Các nhà khoa học cũng thực hiện một nghiên cứu độc lập, kéo dài ba năm trên tế bào tim người nuôi trong ống nghiệm ở Italy. Nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi thọ và di truyền có liên quan mật thiết đến nhau. Những người sống lâu sở hữu gene giúp cơ thể lão hóa chậm, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Họ cũng sở hữu mức BPIFB4 trong cơ thể cao hơn.
Ngoài việc hiện diện trong máu, BPIFB4 còn tồn tại trong tế bào nội mô, tế bào cơ tim mạch tế bào miễn dịch. Tạo ra BPIFB4 ở chuột có thể làm giảm thâm hụt chức năng nội mô, thúc đẩy quá trình hình thành mạch. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng BPIFB4 ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa động mạch ở chuột.
Tiến sĩ Yu-Ming Ni, chuyên khoa tim mạch không xâm lấn tại Viện Tim mạch Memorial Care, Trung tâm Y tế Orange Coast, nhận định nghiên cứu cho thấy các gene đặc biệt có thể cải thiện sức khỏe, tuổi thọ, tim mạch nói chung.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo các nhà khoa học cần thực hiện thêm nghiên cứu trên người trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Theo vnexpress
BỆNH GIUN SÁN - NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP
Bệnh giun sán có phải là bệnh nguy hiểm, ăn thức ăn tái , chưa chín có bị nhiễm bệnh? Vì sao nhiễm ấu trùng giun sán cần điều trị thời gian lâu dài
Xem: 52482Cập nhật: 08.01.2021
BỆNH KÝ SINH TRÙNG TOXOPLASMA
Toxoplasma là ký sinh trùng đơn bào ,là một sinh vật cực nhỏ, cơ thể chỉ có một tế bào. Các nguồn chính của nhiễm Toxoplasma là phân mèo. Thực phẩm bị nhiễm...
Xem: 49701Cập nhật: 07.01.2021
NGƯỜI PHỤ NỮ SUÝT CHẾT VÌ BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM
Người phụ nữ bị nhồi máu cơ tim cấp, 50 tuổi ngưng tim, ngưng thở, nhờ can thiệp kịp thời đã thoát cửa tử.
Xem: 35658Cập nhật: 07.01.2021
GIUN LƯƠN - TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU
Nhiễm giun lươn là bệnh đặc hữu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các khu vực nông thôn của miền nam Hoa Kỳ, tại các địa điểm nơi da trần...
Xem: 56763Cập nhật: 07.01.2021