Triệu Chứng Của Bệnh Giun Chỉ Thường Gặp
Giun chỉ là bệnh gì?
Bệnh giun chỉ là bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun chỉ. Loại ký sinh trùng này lây từ người này sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành giun trưởng thành trong hệ mạch bạch huyết của người. Bệnh giun chỉ gây ra nhiều tổn thương và khiến cho mô bị sưng phồng. Hiện tượng phù chân voi là dấu hiệu ở giai đoạn muộn của bệnh.
Ấu trùng giun chỉ và giun chỉ trưởng thành không có ở môi trường tự nhiên mà ký sinh trong cơ thể người và trong cơ thể của muỗi truyền bệnh.
Quá trình lây nhiễm bệnh giun chỉ
Triệu chứng bệnh giun chỉ
Giai đoạn đầu của bệnh: Bệnh nhân nhiễm giun chỉ không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Một số trường hợp sốt cao đột ngột, cơn sốt tái phát từng đợt trong 3 đến 7 ngày. Hiện tượng viêm xảy ra ở bạch mạch và hạch bạch huyết chỉ sau cơn sốt vài ngày. Vị trí viêm bị sưng, đỏ, đau, thường xuất hiện ở mặt trong chi dưới, vùng hạch bẹn sưng to và đau.
Giai đoạn cuối của bệnh giun chỉ
Phù chân voi, các đợt phù xuất hiện liên tục, da trở nên dày và phù từ dưới lên. Các trường hợp bị phù một bên chân hoặc một bên tay, thường gặp là phù cả bàn chân, có thể lan tới đùi. Có thể xuất hiện những vết loét kéo dài.
Viêm bộ phận sinh dục điển hình như viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn. Trường hợp nặng bộ phận sinh dục có thể phù to, vú voi nhưng lại không đỏ, không đau. Bệnh nhân suy giảm khả năng lao động, sinh hoạt, vận động, hoạt động sinh lý và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Nước tiểu trắng đục giống như nước vo gạo, để lâu không lắng, có khi lẫn máu.
Tác hại của bệnh giun chỉ gây phù nề
Giun chỉ ký sinh ở đâu?
Một vòng đời giun chỉ ký sinh trên 2 vật chủ: vật chủ chính là người và vật chủ muỗi truyền bệnh.
Sự sống của loài muỗi truyền bệnh giun phụ thuộc điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết. Muỗi lây bệnh chủ yếu sống ở vùng đồng bằng, trung du,… những nơi có nhiều ao hồ và thuỷ sinh.
Sau khi hút máu người bệnh, ấu trùng giun chỉ ký sinh trong muỗi và mất khoảng 12 đến 14 ngày để phát triển thành ấu trùng trưởng thành. Ấu trùng giun chỉ trưởng thành có trong tuyến nước bọt của muỗi, xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh khi muỗi hút máu.
Tất cả mọi người đều là đối tượng sẽ nhiễm bệnh. Thời gian nhiễm bệnh từ lúc bệnh nhân mắc phải ấu trùng trong máu đến khi giun phát triển trưởng thành kéo dài từ 6 đến 12 tháng và đều không biểu hiện bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.
Cách phòng chống bệnh giun chỉ
Bệnh giun do muỗi lây truyền, khi bị ốm phải đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Phòng chống bệnh giun chỉ bằng cách ngủ màn, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, bỏ lu vại vỡ quanh nhà, chọn quần áo sáng màu, mặc quần dài buổi tối, áo kín tay để hạn chế muỗi đốt.
Tiêu diệt muỗi, phối hợp cùng cơ quan chức năng trong các đợt phát động chiến dịch tiêu diệt muỗi.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường là cách phòng ngừa bệnh giun chỉ hiệu quả nhất.
Liên hệ điều trị bệnh giun sán tại Phòng khám Ký sinh trùng giun sán 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA
CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG
Chuyên Trị: Ngứa Da, Dị Ứng, Mề Đay Do Giun Sán
Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Điện thoại: 02473001318 - 0985294298
Tags: bệnh sán chó, cách trị bệnh sán chó, xét nghiệm sán chó, giun đũa chó Toxocara
BỆNH TÊ BÌ TAY
Tê bì tay là bệnh có triệu chứng xuất hiện 1-2 ngày hoặc kéo dài hàng tuần là biểu hiện của bệnh mạch máu, thần kinh và cơ xương khớp
Xem: 48487Cập nhật: 17.11.2020
CÓ NÊN ĂN THỊT TÁI SỐNG ?
Một số người có sở thích ăn các món thịt tái, hải sản sống mù tạt... nhưng không biết được có mối nguy hiểm nhiễm giun sán khi thực phẩm đã bị nhiễm
Xem: 41438Cập nhật: 16.11.2020
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ Ổ SÁN TRONG NÃO DO THƯỜNG XUYÊN ĂN TIẾT CANH VÀ RAU SỐNG
Người đàn ông 40 tuổi đến viện trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu nửa người phải. Kết quả citi sọ não cho thấy một...
Xem: 34464Cập nhật: 16.11.2020
ĐAU BỤNG CÓ THỂ DO BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Ký sinh trùng đường ruột cư trú trong đường tiêu hóa của con người hoặc động vật (được gọi là vật chủ). Chúng bám vào thành ruột và sinh trưởng bằng nguồn...
Xem: 61169Cập nhật: 16.11.2020