Triệu Chứng Của Bệnh Sán Lá Phổi
Tác nhân gây bệnh sán lá phổi ở Việt Nam là do sán lá Paragonimus heterotremus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên.
Phương thức nhiễm bệnh
Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm hoặc theo phân ra ngoài rơi xuống nước → ấu trùng lông → vào ốc (ấu trùng đuôi) → tôm cua nước ngọt (ấu trùng nang ở trong thịt và phủ tạng của tôm, cua → Người (hoặc động vật) ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống → ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản làm tổ ở đó
Phân bố: cho đến nay thấy bệnh lưu hành ở ít nhất là 8 tỉnh của phía Bắc.
Triệu chứng bệnh
Trước đây người bệnh có ăn cua đá chưa nấu chín (cua nướng…) hoặc sống ở trong vùng có cua đá, nay có các triệu chứng và xét nghiệm sau:
Lâm sàng:
Ho ra máu (thường ra ít lẫn với đờm, màu đỏ tươi, hoặc đỏ thẫm, hoặc màu rỉ sắt, cũng có khi ho ra nhiều máu tươi một lúc). Ho ra máu từng đợt hoặc kéo dài trong nhiều năm.
Thường không kèm theo sốt, không có tình trạng nhiễm trùng (trừ khi bội nhiễm), cơ thể ít suy sụp.
Có hội chứng 3 giảm ở đáy phổi (nếu sán ở trong màng phổi có thể gây nên tràn dịch màng phổi).
Xét nghiệm:
Xét nghiệm tìm trứng sán trong đờm hoặc trong phân hay trong dịch màng phổi.
X quang phổi cho thấy có nốt mờ, mảng mờ, có hình hang nhỏ và chủ yếu ở vùng thấp (nếu sán ở trong phổi) hoặc thấy hình ảnh tràn dịch màng phổi (nếu sán ở trong màng phổi).
Bạch cầu ái toan thường có dấu hiệu tăng cao.
Điều trị bệnh: Praziquantel
Phòng bệnh: Không ăn sống cua đá hoặc cua chưa nấu chín dưới mọi hình thức.
Liên hệ khám bệnh ký sinh trùng tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
BỆNH TÊ BÌ TAY
Tê bì tay là bệnh có triệu chứng xuất hiện 1-2 ngày hoặc kéo dài hàng tuần là biểu hiện của bệnh mạch máu, thần kinh và cơ xương khớp
Xem: 48499Cập nhật: 17.11.2020
CÓ NÊN ĂN THỊT TÁI SỐNG ?
Một số người có sở thích ăn các món thịt tái, hải sản sống mù tạt... nhưng không biết được có mối nguy hiểm nhiễm giun sán khi thực phẩm đã bị nhiễm
Xem: 41452Cập nhật: 16.11.2020
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ Ổ SÁN TRONG NÃO DO THƯỜNG XUYÊN ĂN TIẾT CANH VÀ RAU SỐNG
Người đàn ông 40 tuổi đến viện trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu nửa người phải. Kết quả citi sọ não cho thấy một...
Xem: 34476Cập nhật: 16.11.2020
ĐAU BỤNG CÓ THỂ DO BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Ký sinh trùng đường ruột cư trú trong đường tiêu hóa của con người hoặc động vật (được gọi là vật chủ). Chúng bám vào thành ruột và sinh trưởng bằng nguồn...
Xem: 61186Cập nhật: 16.11.2020