DẤU HIỆU NÀO NHẬN BIẾT BỆNH SÁN CHÓ TOXOCARA Ở NGƯỜI?
BIỀU HIỆN CỦA BỆNH SÁN CHÓ
Phần lớn bệnh nhân tới khám có biểu hiện ngứa da, nổi mề đay, nổi mụn, sung phù một vùng da, sờ lên mặt da thấy gồ gề và nóng, sau một thời gian thì hết ngứa da lại trở về bình thường, nhưng sau đó cơn ngứa lại xuất hiện trở lại, chính vì vậy dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Bên cạnh các dấu hiệu triệu trứng về ngứa có thể có hoặc không dấu hiệu đau đầu, mờ mắt một bên, hay quên, hay cáu gắt, rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, mệt mỏi,...
Nếu tổn thương ở mắt thì thường là một bên mắt tại vì ấu trùng Toxocara thích di chuyển đến mắt khi nhiễm vào máu. Khi ấu trùng di chuyển đến mắt, bệnh nhân cảm thấy khó chịu và mờ mắt nên khó phát hiện sớm. Khi đi khám thì thường thấy viêm màng bồ đào hay viêm kết mạc sung huyết đỏ thường kèm theo dấu hiệu ngứa, cộm mắt, có khi soi thấy cả hình ảnh giun sán quận tròn bên trong mắt.
Một số trường hợp ghi nhận ghi nhận ấu trùng di chuyển đến não sau đó làm tổ tại đây, gây nên nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, sán chó còn gây nên các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm lẫn với viêm đại tràng mạn, tràn dịch màng phổi và ho kéo dài.
TÔI CÓ THỂ BỊ NHIỄM SÁN CHÓ TOXOCARA NHƯ THẾ NÀO?
Bạn có thể bị nhiễm ấu trùng sán chó qua đường miệng, qua da trầy xước. Nguồn lây nhiễm là từ chó và mèo. Do đó nên hạn chế tiếp xúc với chó và mèo, quản lý chất thải của chúng tốt để không phát tán ra môi trường khiến tất cả mọi người có thể nhiễm bệnh do vô tình nuốt phải ấu trùng từ vật dụng đồ chơi, thực phẩm.... Trẻ em là đối tượng dễ mắc nguy cơ cao, dễ bị sán chó là do thường chơi đồ chơi tiếp xúc với đất, hay ngậm đồ chơi, mút tay hoặc bồng bế chó.
Chúng ta còn có thể bị nhiễm bệnh do ăn các loại thịt bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín, các loại trái cây và rau sống bị nhiễm giun sán mà không được rửa sạch hay do sử dụng nguồn nước bị nhiễm giun sán. Ngoài ra, sán chó còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở ở trên da.
Bệnh sán chó không lây từ người sang người, không lây từ mẹ sang con khi đang mang thai. Tuy nhiên, cả gia đình có thể cùng nhiễm bệnh do môi trường sống bị ô nhiễm hoặc do ăn chung bữa ăn có chứa ấu trùng sán chó.
Trứng sán chó di chuyển vào bên trong ruột người sẽ nở thành các ấu trùng sau đó xâm nhập vào thành ruột rồi được chuyên chở theo đường máu đến các cơ quan ở người như gan, não, phổi, mắt,... Ở những cơ quan này, ấu trùng sẽ lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, trở thành những vật lạ trong cơ thể và gây bệnh cho người.
VẬY LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH SÁN CHÓ VÀ TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH SÁN CHÓ?
Mỗi cơ sở y tế sẽ có những chuyên khoa khác nhau để khám và xét nghiệm chẩn đoán các bệnh khác nhau. Do đó, cách phát hiện bệnh giun sán nên được thăm khám tại các cơ sở có thế mạnh về bệnh giun sán để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời, điều đó rất quan trọng đối với chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara nói riêng và bệnh giun sán khác nói chung.
Ví dụ: một người trước đây bị nhiễm giun đũa Ascaris nhưng khi xét nghiệm sán chó Toxocara lại có kết quả là dương tính với sán chó Toxocara mặc dù chỉ là kháng thể của giun đũa tàng dư trước đây, đó gọi là phản ứng chéo, dương tính giả. Người bị dương tính giả, phản ứng chéo không biết như vậy lại đi uống thuốc giun kéo dài thì thật không hay chút nào.
Chính vì vậy, cách phát hiện bệnh sán chó là dựa vào một số triệu chứng nêu trên và thăm khám bác sĩ có kinh nghiệm, xét nghiệm tại phòng khám chuyên khoa để an tâm về kết quả. Tại phòng khám chuyên khoa sẽ có máy móc, thiết bị Elisa kèm theo quá trình ủ OD để tránh tình trạng dương tính giả, phản ứng chéo. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác thể bệnh và chữa trị kịp thời.
Bệnh giun sán được Tổ chức Y tế Thế giới gọi là bệnh lãng quên, có thể do sự chủ quan của cả người bệnh lẫn thầy thuốc nên câu nói này luôn đúng với thực tế. Do đó, để điều trị dứt điểm bệnh sán chó nên thăm khám bác sĩ có uy tín nhiều kinh nghiệm về bệnh giun sán để tránh tình trạng nhiễm bệnh sán chó mà chỉ được sử dụng một hai viên thuốc là xong, như vậy không thể yên tâm khỏi dứt điểm bệnh sán chó Toxocara.
Ấu trùng sán chó Toxocara trong máu ít bị tiêu diệt khi sử dụng một hoặc hai loại thuốc với thời gian 1 đến 2 ngày. Vì như vậy chưa đủ liệu trình để loại bỏ ấu trùng Toxocara ra khỏi cơ thể.
Khi nhiễm nặng, lượng ấu trùng nhiều sẽ có tổn thương nội tạng, khi đó sẽ lâu hồi phục hơn những trường hợp chưa tổn thương nội tạng. Tuy nhiên bổ sung liều lượng thuốc kháng viêm hợp lý ở thể bệnh Toxocara nặng sẽ góp phần rút ngắn thời gian chữa trị.
Trong quá khi điều trị bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, triệu chứng lâm sàng và hội chứng bệnh, thể bệnh để điều chỉnh thuốc, tăng tác dụng hiệp đồng rút ngắn quá trình điều trị.
Với thời gian sau khi sử dụng thuốc 1 đến 2 liệu trình từ 1 đến 2 tuần sẽ loại bỏ ấu trùng ra khỏi cơ thể và các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng như mẩn ngứa da, nổi mề đay sẽ được đẩy lùi.
ĐIỀU TRỊ SÁN CHÓ TOXOCARA CẦN KIÊNG CỮ GÌ KHÔNG?
Khi chữa trị bệnh sán chó Toxocara người bệnh có thể ăn uống bình thường, không cần thiết phải kiêng cữ nhiều để đảm bảo chất dinh dưỡng, chỉ cần ăn chín uống sôi kiêng cữ rượu bia, hạn chế sử dụng thực phẩm chức nặng và các thuốc giảm đau, tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng, tuân thủ liệu trình, uống thuốc đúng giờ là khỏi bệnh hoàn toàn sau một thời gian ngắn.
Đây là bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống và tiếp xúc với phân chó đang nhiễm giun sán. Để phòng tránh tốt, ta cần phải xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt vệ sinh hợp lý, tránh tiếp xúc với chó. Nên xổ giun sán định kỳ cho chó. Nuôi chó không nên thả rong để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường và gây bệnh.
NHỮNG AI VÀ KHI NÀO TÔI NÊN THĂM KHÁM BỆNH GIUN SÁN?
Những ai nên thăm khám sán chó?
Trong quá trình ăn uống thì không biết trước điều gì, không thể khẳng định mình hoàn toàn khoẻ mạnh, do đó, những người sau đây nên quan tâm tới bệnh giun sán.
Người hay ăn rau sống và thực phẩm tái sống
Người làm vườn thường xuyên tiếp xúc với đất cát
Người trong nhà có nuôi chó hoặc mèo
Người bị ngứa da kéo dài. Tuy nhiên không phải tất cả những người bị ngứa da kéo dài đều là do giun sán gây ra, chỉ những người bị ngứa kéo dài trên 6 tuần đã chữa trị da liễu nhưng không khỏi, uống thuốc thì bớt vài hôm sau đó một thời gian lại ngứa lại mới nên thăm khám bệnh sán chó.
Khi nào nên thăm khám sán chó?
Với bệnh giun sán thì nên chủ động, ở người khoẻ mạnh bình thường nên kiểm tra định kỳ sáu tháng đến một năm 1 lần.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
HÀ NỘI – Anh Q.T 40 tuổi tại Hà Nội, sau một tuần ngứa ngáy khó chịu khắp người, bụng, tay chân, sau đó phát ban mẩn đỏ dày toàn thân
Xem: 26352Cập nhật: 11.08.2023
Trầm Cảm Sau Sinh
Trầm cảm sau sinh là cảm giác vô cùng buồn bã và mất hứng thú với các hoạt động thường ngày trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau khi sinh.
Xem: 20250Cập nhật: 08.08.2023
Bệnh Giun Đũa
Bệnh giun đũa là bệnh nhiễm giun tròn Onchocerca volvulus . Nó gây ngứa, phát ban, mề đay, nổi mẩn, đôi khi để lại sẹo, cũng như các triệu chứng về mắt có thể...
Xem: 21991Cập nhật: 04.08.2023
Trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu vì nhiễm giun sán và cách nhận biết
SKĐS - Nhiễm giun sán khiến trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu... Ở nước ta có tới 40 - 80% trẻ em bị nhiễm giun sán đường ruột tùy theo từng vùng.
Xem: 20897Cập nhật: 04.08.2023