Tư Vấn Thuốc Đúng Cách Về Bệnh Giun Đũa Chó
Một bệnh nhân ở Quy Nhơn cho biết:
1. Ngày 07/06/2010 tôi làm xét nghiệm giun đũa chó (Toxocara canis). Kết quả: Dương tính 0,65(+). Ngày 08/06/2010 bác sĩ kê đơn như sau:
- Lormeg 10mg: 10 viên; uống tối 1 viên.
- Fmarin 5mg: 20 viên; uống sáng 1 viên, tối 1 viên.
- Sanfocef 500mg: 10 viên; uống sáng 1 viên, tối 1 viên.
- Albendazle 400mg: 42 viên; uống sáng 1 viên, tối 1 viên.
Tôi uống hết toa vào ngày 08/07/2010.
2. Ngày 08/08/2010 tôi đi xét nghiệm giun đũa chó lại. Kết quả: Dương tính 0,54(+). Bác sĩ tiếp tục kê đơn uống 1 tháng:
- Alfeer: 28 viên, uống 2 lần.
- Conel: 20 viên, uống 2 lần.
- Bshepa: 80 viên.
Tôi xin hỏi như sau:
Tôi uống thuốc mới 2 tháng thì xét nghiệm đã đủ chưa? Kết quả dương tính là kết quả thật hay giả?
Tôi định có thai trong tháng 10/2010 thì tôi nên uống thuốc theo toa bác sĩ vào ngày 08/08 hay để sinh con rồi hãy uống? Nếu như tôi uống bây giờ thì sau bao lâu là tôi có thể có thai được?
Chồng tôi cũng bị nhiễm giun đũa chó nhưng uống Invermectin: 3 viên, sau 4 tháng xét nghiệm thì không còn nhiễm nữa. Vậy tôi có uống Invermectin được hay không? Vì nó chỉ có 3 viên chứ không nhiều như thuốc khác? Mong các bác sĩ tư vấn sớm, Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã cho chúng tôi biết được một sơ đồ phác thảo về lịch trình chẩn đoán và điều trị của bạn về nhiễm giun đũa chó. Chúng tôi muốn biết bạn đã làm xét nghiệm và điều trị tại đâu về bệnh giun đũa chó, bên cạnh làm xét nghiệm dương tính bạn còn có các triệu chứng lâm sàng nào khác hay không (ví dụ như là nhức đầu, ngứa, mề đay, chóng mặt, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, đại tiện phân bất thường, đau bụng,…).
Nếu chỉ dựa vào một xét nghiệm dương tính 0,54(+) mà không hề có bất kỳ các triệu chứng lâm sàng nào khác thì chưa chắn bạn đã bị nhiễm bệnh giun đũa chó. Cũng xin nói thêm cho bạn được biết hiện nay xét nghiệm các loại giun sán nói chung và giun đũa chó nói riêng cũng nên thận trọng vì tỷ lệ dương tính giả rất cao, có khi lên đến 60-70%. Do đó nếu không thận trọng thì dễ dẫn đến việc dùng thuốc không cần thiết mà còn gây độc hại đến gan thận của mình.
Mặt khác với các xét nghiệm bạn nêu chỉ có duy nhất là dương tính Toxocara canis còn các xét nghiệm khác như về công thức máu, đáng lưu ý là chỉ số bạch cầu ái toan (Eosine) như thế nào, men gan ra sao, chúng tôi cũng không thấy bạn đề cập ở đây.
Bất cứ thuốc nào cũng đều có độc tính nhất định, ngay cả Vitamine cũng là con dao 2 lưỡi, huống hồ chi thuốc điều trị giun sán Albendazole có độc tính cao với liệu trình dài ngày và liều cao như bạn đã dùng. Do vậy, trước khi quyết định điều trị và kế hoạch có mang thai hay không thì bạn nên cân nhắc kỹ. Thuốc Ivermectine là một loại thuốc đặc hiệu để điều trị giun đũa chó, nhưng không phải bất cứ ca nhiễm bệnh nào điều trị cũng khỏi, có trường hợp phải dùng đến nhiều liều Ivermectine hoặc phối hợp Ivermectine với Albendazole nhiều đợt mới có thể khỏi bệnh.
Cám ơn bạn đã gởi câu hỏi. Chúc bạn sức khỏe.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dà Do Giun Sán. Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy khó chịu kéo dài, càng gãi càng ngứa,...
Xem: 10054Cập nhật: 05.10.2024
Trước Khi Ung Thư Đến, Tay Chân Thường Có 4 Dấu Hiệu Này
(Dân trí) - Ung thư là căn bệnh khó chẩn đoán sớm, nhưng bằng cách chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là ở tay và chân, bạn có...
Xem: 3913Cập nhật: 05.10.2024
Ăn Loại Thức Ăn Nào Dễ Nhiễm Giun Sán
Em chào Bác sĩ Đức, em ở Phú Thọ gần đây có rất nhiều người nhiễm giun sán mà triệu chủ yếu là ngứa da, mề đay hoặc da đổi màu, có người khi đi chụp...
Xem: 3867Cập nhật: 02.10.2024
Giun Sán Ăn Mòn Cơ Thể Ra Sao? Nhiễm Giun Sán Do Ăn Uống Không Đảm Bảo
Khi nhiễm giun sán, cơ thể bị “ăn mòn” một cách âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng tới thể lực và trí lực, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng
Xem: 4001Cập nhật: 02.10.2024