Nghiên cứu đã bình duyệt, dựa trên kết quả từ thử nghiệm do Đại học Oxford thực hiện,liều thứ ba vaccine AstraZeneca có tên gọi Vaxzevria cho thấy nồng độ kháng thể sau khi tiêm nhắc lại ở tình nguyện viên cao hơn kháng thể từ nhiễm bệnh tự nhiên, đủ để ngăn ngừa biến chủng Omicron. Liệu trình ba liều chống biến chủng Omicron hiệu quả ngang với liệu trình hai liều chống Delta.
Để thử nghiệm, các nhà kha học đã phân tích mẫu máu từ tình nguyện viên đang nhiễm nCoV, người được tiêm liều nhắc lại và người từng mắc Covid-19 trước đó. Giáo sư John Bell của Đại học Oxford, người giám sát nghiên cứu, cho biết: "Thật đáng mừng khi các loại vaccine hiện có vẫn hiệu quả với biến chủng Omicron sau liều thứ ba. Kết quả này cho thấy chiến dịch tiêm tăng cường là cần thiết, đặc biệt để hạn chế các biến chủng đáng lo ngại, trong đó có Omicron lây lan". Nghiên cứu trước đó cũng cho thấy liều thứ ba vaccine AstraZeneca giúp khôi phục lượng kháng thể của người dùng lên 70%.
AstraZeneca công bố kết quả thử nghiệm sau Pfizer và Moderna. Đây là tín hiệu tích cực đối với hãng. Vaccine AstraZeneca không được sử dụng nhiều tại phương Tây sau khi vaccine mRNA chứng minh hiệu quả cao hơn trong nhiều thử nghiệm khác nhau.
Dù còn nhiều tranh luận, các nhà khoa học hầu hết đồng ý liều tăng cường đủ sức bảo vệ người dùng trước các biến chủng. Omicron mang hơn 50 đột biến gene, khoảng 30 trong đó là ở protein gai nằm trên bề mặt virus. Những thay đổi này giúp virus vượt qua kháng thể, song chúng không né được vaccine hoàn toàn.
Hệ miễn dịch của con người có nhiều tuyến phòng thủ. Sau các tế bào bạch cầu và kháng thể trung hòa, virus đối mặt tế bào B và tế bào T. Những chiến binh này tìm kiếm, ghi nhớ và tiêu diệt những tế bào nhiễm bệnh.
Không có loại vaccine nào hiệu quả 100%. Nhiều người vẫn nhiễm nCoV sau khi tiêm chủng. Nếu điều này xảy ra, hệ miễn dịch của bệnh nhân tiếp tục hoạt động để loại bỏ virus. Đây là lý do tại sao người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc tiêm mũi tăng cường có nguy cơ chuyển nặng, nhập viện thấp hơn.
Biến chủng Omicron đến nay đã lây lan ra ít nhất 80 quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rủi ro từ biến chủng "rất cao", có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Sau khi nhận được những thông tin đầu tiên, nhiều quốc gia đã áp đặt lệnh hạn chế đi lại với người dân đến từ miền Nam châu Phi.
Theo vnexpress
Có Phải Tất Cả Các Trường Hợp Xét Nghiệm Bệnh Sán Chó Dương Tính Đều Là Bị Bệnh?
Bệnh sán chó ở người có thật sự nguy hiểm. Ấu trùng sán chó nhiễm qua da thường tạo đường hầm ngoằn nghèo dưới da. Ấu trùng sán chó nhiễm qua đường miệng,...
Xem: 64075Cập nhật: 14.08.2020
Điều trị nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Nổi mề đay do mạt bụi nhà blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô của chó, mèo, gia cầm. Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh ở dưới da. Nổi mề...
Xem: 68574Cập nhật: 11.08.2020
Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo
Bệnh ký sinh trùng mèo (Toxoplasma gondii) là bệnh do một loại ký sinh chủ yếu trong ruột mèo, khi chúng ta nuốt phải ấu trùng của chúng. Mèo là loại vật chủ chính...
Xem: 76004Cập nhật: 07.08.2020
Những dấu hiệu của bệnh giun sán cần biết
Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh giun sán chỉ gây ngứa, viêm da nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 91424Cập nhật: 04.08.2020