Viêm tuyến giáp là căn bệnh không hiếm gặp nhưng cộng đồng vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức. Một phần là do triệu chứng bệnh thường khởi phát âm thầm, kéo dài theo thời gian. Thêm vào đó, các triệu chứng sốt, khó nói, khó nuốt hay mệt mỏi, lo âu, kém tập trung... lại rất phổ biến, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy, người bệnh thường chỉ phát hiện ở giai đoạn muộn, khi chức năng tuyến giáp đã suy giảm, khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài.
1. Triệu chứng viêm tuyến giáp
Các triệu chứng của viêm giáp phụ thuộc vào dạng viêm và giai đoạn của bệnh.
Khi bị viêm cấp tính, người bệnh bị sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi. Vùng cổ trước bị đau và sưng, cơn đau nặng có thể lan tới tai hoặc hàm dưới gây khó nuốt, khó nói. Ngoài ra, có thể hình thành các khối áp xe ở vùng tuyến giáp.
1.1 Đối với viêm bán cấp, viêm tuyến giáp u hạt bán cấp thì sẽ có các giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: các triệu chứng của giai đoạn cấp tính có thể kéo dài 4-8 tuần. Đầu tiên, người bệnh thường có các triệu chứng như đau cơ, sốt nhẹ, khó chịu và đau họng. Sau đó, tuyến giáp bắt đầu đau, thường ở một bên, sau đó lan ra vùng dưới hàm hoặc lan lên tai gây ra khó thở, khó nuốt. Người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng cường giáp như sút cân, tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, ngại thời tiết nóng...
- Giai đoạn bình giáp: thoáng qua 1-2 tuần
- Giai đoạn suy giáp: thường kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hoặc có thể vĩnh viễn. Lúc này, tuyến giáp thường không đau, mật độ chắc. Người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng của suy giáp như mệt mỏi, táo bón, khô da, khó tập trung...
Ngay sau giai đoạn suy giáp, người bệnh bước vào giai đoạn tiếp theo là giai đoạn hồi phục. Tuyến giáp thu nhỏ lại, cơn đau không còn, tình trạng tuyến giáp dần trở về trạng thái bình thường.
1.2 Trường hợp viêm tuyến giáp Lympho bào bán cấp sẽ có có biểu hiện:
- Giai đoạn cường giáp: bướu giáp to lan tỏa, không đau. Người bệnh gặp phải các triệu chứng cường giáp như hồi hộp, đánh trống ngực, toát nhiều mồ hôi, sụt cân dù ăn uống bình thường, thậm chí ăn nhiều hơn trước...
- Giai đoạn bình giáp: là giai đoạn tuyến giáp đã dần giải phóng hết lượng hormone của nó. Bướu giáp thu nhỏ lại.
- Giai đoạn suy giáp: sau giai đoạn bình giáp, có khoảng 25-40% người bệnh chuyển sang giai đoạn suy giáp. Tuyến giáp chắc, thu nhỏ lại, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng suy giáp như mạch chậm, khả năng chịu lạnh kém, da khô...
- Viêm mạn tính, viêm tuyến giáp Hashimoto có biểu hiện bướu giáp to vừa phải, không đau. Bướu có thể chèn ép vùng cổ gây ra cảm giác vướng, nuốt nghẹn. Đa số người bệnh không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn muộn, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng suy giáp như sợ lạnh, táo bón, mạch chậm...
- Viêm tuyến giáp Riedel cũng xuất hiện bướu giáp ở cổ to ra trong nhiều năm, không đau, dần gây chèn ép, khó nuốt, khó thở. Tuyến giáp lớn, cứng như gỗ, bướu xâm lấn dính vào vùng lân cận, có thể kết hợp với xơ hóa sau màng bụng, trung thất, xơ hóa sau nhãn cầu. Người bệnh không có triệu chứng toàn thân rõ rệt. Một số người bệnh có thể có các triệu chứng suy giáp tăng dần.
2. Phòng ngừa viêm tuyến giáp
Bệnh viêm giáp tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể kéo dài, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Để phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này, chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện cơ thể thường xuyên bằng các bài tập phù hợp với khả năng của bản thân. Học cách quản lý căng thẳng, ngủ đủ giấc, thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cũng rất cần thiết.
Trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng cách để bệnh tình nhanh chóng hồi phục.
NẮNG NÓNG LÀM TĂNG NGUY CƠ ĐAU TIM
Một ghiên cứu mới gần đây cho thấy sức nóng tăng vọt, các hạt vật chất mịn trong không khí có thể làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim.
Xem: 18961Cập nhật: 27.07.2023
TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN
Hội chứng kém hấp thu đề cập đến một số rối loạn trong đó các chất dinh dưỡng từ thực phẩm không được hấp thụ đúng cách trong ruột non. Một số...
Xem: 23343Cập nhật: 27.07.2023
BÍ QUYẾT ĂN NGĂN NGỪA UNG TÁI PHÁT
Ăn một cách lành mạnh và cân bằng là một trong những cách hiệu quả để ngừa ung thư. Để đạt được điều này, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống hợp...
Xem: 19784Cập nhật: 23.07.2023
HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG
HÀ NỘI – Bác N.T 65 tuổi tại Cầu Giấy, có quãng thời gian ngứa da, nổi mẩn dài đến 5 năm, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức chảy m.áu ngoài da, có những đêm...
Xem: 26928Cập nhật: 21.07.2023