Ăn Gì Giảm Ngứa Da?
Cá béo, trái cây chứa vitamin C, E và quercetin có khả năng chống viêm, hỗ trợ giảm ngứa khi da bị kích ứng.
Theo Hiệp hội Da liễu Mỹ (AAD), da ngứa có thể do khô, dị ứng, ký sinh trùng, vết côn trùng cắn, bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng. Nguyên nhân nghiêm trọng khác như bệnh thận, tiểu đường, HIV.
Hầu hết trường hợp có thể dùng thuốc để giảm ngứa. Chế độ ăn cũng góp phần cải thiện tình trạng, ngăn ngừa các vấn đề kích ứng da khác.
Cá béo
Theo nghiên cứu của trường Đại học Zagreb (Croatia) năm 2020, thực phẩm chứa axit béo omega-3 và 6 có tác dụng chống viêm. Chúng hỗ trợ kiểm soát bệnh viêm da dị ứng, vẩy nến, mụn trứng cá hoặc ngứa như bệnh chàm, khô da.
Axit béo omega-3 và 6 có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá thu, quả óc chó, đậu phụ, bơ đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều, trứng.
Vitamin C
Chất chống oxy hóa như vitamin C giúp cơ thể chống lại gốc tự do có hại cho da, giảm viêm, ngứa do bệnh chàm, vẩy nến. Da khô cũng thường gặp hơn già đi, làm tăng nguy cơ ngứa, bong tróc. Bổ sung vitamin C góp phần tạo ra collagen, một loại protein giữ cho da đàn hồi và ngậm nước.
Trái cây giàu vitamin này như ổi, kiwi, quả mọng, trái cây họ cam quýt, ớt chuông, bông cải xanh. Lượng vitamin C phụ nữ cần mỗi ngày là 75 mg và nam giới là 90 mg.
Cam nhiều vitamin C góp phần phòng chống viêm nhiễm. Ảnh: Freepik
Vitamin E
Theo các nhà khoa học trường Đại học Y khoa Isfahan (Iran), vitamin E cải thiện triệu chứng ngứa và mất ngủ ở người bệnh viêm da cơ địa. Nghiên cứu công bố năm 2015, trên 70 người mắc bệnh nhẹ đến trung bình. Một nhóm dùng 400 IU vitamin E mỗi ngày và nhóm còn lại dùng giả dược trong 4 tháng.
Hạt hướng dương, rau bina, hạnh nhân, đậu phộng và bơ chứa gamma-tocopherol, một dạng vitamin E giúp giảm viêm do dị ứng. Chúng có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch, chức năng tế bào và sức khỏe làn da.
Thực phẩm lên men
Năm 2020, trường Đại học Cincinnati (Mỹ) thực hiện nghiên cứu về hiệu quả của men vi sinh (probiotic) trên da. Kết quả cho thấy men vi sinh hỗ trợ điều trị ngứa da, phát ban và các tình trạng như chàm do dị ứng, mụn trứng cá.
Thực phẩm lên men như sữa chua, nấm sữa kefir, dưa cải bắp và tempeh. Một số loại phô mai cũng giúp cung cấp men vi sinh.
Thực phẩm chứa quercetin
Quercetin là sắc tố tạo màu sắc cho nhiều loại rau củ quả, chủ yếu trong vỏ, lá của cây.
Theo nghiên cứu của trường Đại học Genova (Italy), quercetin có tác dụng bảo vệ da chống lại tác hại do bức xạ tia cực tím, histamin hoặc hợp chất hóa học độc hại. Quercetin có khả năng giảm mẩn đỏ, ngứa và viêm cho vùng da bị tổn thương, khôi phục hàng rào bảo vệ da, giảm mất nước. Nghiên cứu được thực hiện năm 2016, với 30 người khỏe mạnh tham gia.
Trái cây có múi, nho, việt quất, mâm xôi, táo, hành, rau mùi tây, dầu ô liu, trà chứa nhiều quercetin.
Theo Livestrong, Hindustan Times
SỐT XUẤT HUYẾT - NHỮNG LƯU Ý VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỊ NHIỄM
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc, có thể...
Xem: 28549Cập nhật: 18.10.2021
CÔNG DỤNG VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG CHANH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG
Bất cứ một loại thực phẩm nào cũng sẽ có những công dụng , liều lượng khác nhau và tùy vào cơ địa của mỗi người . Nếu sử dụng sai, thậm chí bừa bãi,...
Xem: 26655Cập nhật: 16.10.2021
BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN MÙA DỊCH
Bảo quản thực phẩm là thói quen hằng ngày tưởng như vô hại của nhiều gia đình nếu không được tiến hành đúng cách sẽ mang lại nhiều rủi ro cho sức khỏe...
Xem: 27411Cập nhật: 12.10.2021
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ HÂM LẠI
Một số món ăn, nếu còn thừa lại chúng ta có thể lưu trữ để bữa sau hâm nóng lại dùng tiếp, không gây hại sức khỏe. Tuy nhiên, với 5 loại thực phẩm sau đây...
Xem: 27674Cập nhật: 09.10.2021