Ăn kiêng bằng trái cây là cách ăn thuần chay nghiêm ngặt . Một số người chỉ ăn trái cây rơi xuống đất, không chọn trái cây được hái. Nhiều người khác sẽ không ăn bất kỳ hạt nào, bởi vì chúng có khả năng trở thành thực vật sống.
Nếu bạn áp dụng chế độ ăn trái cây có nhiều rủi ro, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch của bạn. Họ có thể hướng dẫn bạn cách đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Lợi ích tiềm năng
Khi bạn ăn điều độ, trái cây có thể là một phần rất lành mạnh của chế độ bổ dưỡng. Một số lợi ích từ việc ăn trái cây bao gồm:
- Cam, ớt đỏ và dâu tây là những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C. Điều này giữ cho răng và nướu khỏe mạnh, hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Trái cây như táo, lê, mâm xôi... chứa chất xơ, giúp giảm cholesterol và tiêu hóa dễ dàng.
- Chuối, ổi và xoài chứa nhiều kali, duy trì huyết áp khỏe mạnh.
- Mận đen, mận khô và các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa, hạn chế sản sinh các gốc tự do. Chúng có thể bảo vệ làn da của bạn và chống lại bệnh tật.
2. Nguy cơ
Nếu bạn áp dụng chế độ ăn uống dựa trên trái cây có thể bị thiếu hụt đạm, chất béo, canxi, vitamin B, axit béo Omega-3.
Người ăn kiêng đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu máu, mệt mỏi và suy giảm hệ miễn dịch. Theo thời gian, việc thiếu canxi có thể dẫn đến loãng xương.
Chế độ ăn kiêng dựa trên trái cây cung cấp nhiều đường, dù đó là nguồn tự nhiên. Đây là lựa chọn tồi cho những người mắc bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc kháng insulin.
Không có bất kỳ quy tắc nào phải tuân theo nên bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn trái cây cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Bạn có thể hạn chế ăn trái cây ở mức 50% và bổ sung các nguồn protein, chẳng hạn như các loại hạt hoặc thực phẩm bổ sung, giúp cân bằng sự thiếu hụt dinh dưỡng.
3. Tập chuyển sang chế độ ăn toàn trái cây
Bạn hãy chuyển dần sang chế độ ăn này, không đột ngột áp dụng ngay. Theo đó, bạn cần bỏ rượu, cà phê, thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồ chế biến sẵn.
Bạn có thể ăn đủ loại trái cây khác nhau, chia nhỏ 4-5 bữa mỗi ngày. Các món đồ uống gồm nước lọc, nước dừa, hoa quả ép cả ngày.
Bất kể bạn theo chế độ ăn uống nào, cơ thể bạn cần vận động để khỏe mạnh. Chế độ ăn kiêng trái cây có thể không cung cấp cho bạn đủ năng lượng để tập thể dục. Nếu bạn thấy hiện tượng này xảy ra, đó là dấu hiệu bạn cần phải thay đổi lượng dinh dưỡng của mình.
4. Gặp bác sĩ của bạn
Chế độ ăn này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của bạn nếu bạn có bệnh tiềm ẩn hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ có thể giúp bạn sửa đổi thực đơn cho phù hợp với nhu cầu.
Cho dù mục tiêu của bạn là giảm cân, tăng cường sức khỏe hay lối sống gần gũi với tự nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn trái cây.
(Theo Healthline)
Thúc đẩy Sức khỏe và Sự Phát triển Tối ưu của Trẻ em
Những năm đầu đời rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển về thể chất, trí tuệ và xã hội/cảm xúc. Nếu nhu cầu thể chất của trẻ sơ sinh...
Xem: 22778Cập nhật: 22.06.2023
NGƯỜI TRẺ CÓ NGUY CƠ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT NẾU ĂN NHIỀU THỊT ĐỎ VÀ ĐƯỜNG
Nghiên cứu mới cho thấy thịt đỏ và đường có thể là nguyên nhân khiến số ca ung thư đại tràng tăng nhanh ở người trẻ tuổi
Xem: 18653Cập nhật: 19.06.2023
CHÓ CẮN NGƯỜI TĂNG CAO KHI VÀO MÙA NẮNG NÓNG
Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ chó tấn công con người vô cớ, nguyên nhân chủ yếu do chúng phải chịu nhiệt độ và mức ô nhiễm không khí rất...
Xem: 23024Cập nhật: 19.06.2023
Bệnh Celiac Là Gì?
Theo Tổ chức Bệnh Celiac, bệnh celiac là “một bệnh tự miễn dịch nghiêm trọng" có tính chất gia đình. Ở những người bị bệnh celiac, ăn thực phẩm có chứa...
Xem: 24142Cập nhật: 15.06.2023