Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19 được Bộ Y tế ban hành hôm 25/9, áp dụng cho tất cả cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc.
Bộ khuyến cáo bác sĩ tham khảo kê đơn và gia giảm cho phù hợp với chẩn đoán, không dùng cho trẻ em. Với thai phụ, trong quá trình điều trị, bác sĩ cần chú ý những thay đổi sinh lý khi mang thai.
4 Bài thuốc được áp dụng là :
+ Ngọc bình phong tán thành phần gồm : hoàng kỳ, bạch truật, mỗi loại 16-32 g kết hợp 8-16 g phòng phong.
+ Nhân sâm bại độc tán thành phần gồm : sài hồ, bạch linh, nhân sâm, tiền hồ, cát cánh, xuyên khung, chỉ xác, khương hoạt, độc hoạt, cam thảo, mỗi loại 12 g.
+ Sâm tô ẩm thành phần gồm : nhân sâm, tô diệp, cát căn, bạch linh, mỗi loại 12 g cùng với tiền hồ, trần bì, cam thảo, cát cánh, chỉ xác, mỗi loại 8 g; 6 g mộc hương, 6 g bán hạ chế. Nếu không có nhân sâm có thể thay thế bằng đảng sâm.
+ Đạt nguyên ẩm thành phần gồm : 16 g binh lang, 4 g thảo quả, 4 g cam thảo, hậu phác, tri mẫu, xích thượng, hoàng cầm, mỗi loại 8 g.
Trừ bài đạt nguyên ẩm không có dạng bột thô, các bài thuốc còn lại được bào chế dưới ba dạng là bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Ở dạng thuốc sắc, có thể sắc thuốc lấy 300 ml chia uống hai lần sau ăn sáng chiều. Với dạng bột, mỗi lần uống 8 g, hãm với 150 ml nước nóng như hãm trà, uống khi nước còn ấm mỗi ngày uống hai lần sáng chiều. Riêng bài nhân sâm bại độc tán sau khi hãm trà cho thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Dạng cao lỏng dùng lượng tương đương một thang thuốc sắc.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mỗi phương thuốc được kê nên dùng trong ba ngày. Nếu không xuất hiện triệu chứng thì tiếp tục sử dụng cho đến khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính. Trường hợp xuất hiện thêm triệu chứng thì phải gia giảm bài thuốc, điều chỉnh cho phù hợp.
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Tác nhân dẫn tới người mắc bệnh là do ăn sống các loại rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng Sán lá gan lớn chưa nấu chín. Sán lá gan lớn...
Xem: 59687Cập nhật: 11.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Trên Mèo
Tác nhân gây bệnh là ấu trùng của ký sinh trùng trên mèo (Toxoplasma Gondii), là một loại kí sinh chủ yếu trong ruột mèo. Mèo là vật chủ chính như (mèo nhà, mèo hoang,...
Xem: 70625Cập nhật: 11.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Kim
Bệnh giun kim hay còn gọi là Enterobius vermicularis được Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 và người là ký chủ duy nhất. Năm 1983, Hugot phân lập được một...
Xem: 98035Cập nhật: 10.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Tóc
Tác nhân gây bệnh là giun tròn (Trichuris trichiura), còn gọi là giun tóc vì có phần đầu mảnh như sợi tóc, cắm vào niêm mạc ruột già.
Xem: 74427Cập nhật: 07.02.2020