Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19 được Bộ Y tế ban hành hôm 25/9, áp dụng cho tất cả cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc.
Bộ khuyến cáo bác sĩ tham khảo kê đơn và gia giảm cho phù hợp với chẩn đoán, không dùng cho trẻ em. Với thai phụ, trong quá trình điều trị, bác sĩ cần chú ý những thay đổi sinh lý khi mang thai.
4 Bài thuốc được áp dụng là :
+ Ngọc bình phong tán thành phần gồm : hoàng kỳ, bạch truật, mỗi loại 16-32 g kết hợp 8-16 g phòng phong.
+ Nhân sâm bại độc tán thành phần gồm : sài hồ, bạch linh, nhân sâm, tiền hồ, cát cánh, xuyên khung, chỉ xác, khương hoạt, độc hoạt, cam thảo, mỗi loại 12 g.
+ Sâm tô ẩm thành phần gồm : nhân sâm, tô diệp, cát căn, bạch linh, mỗi loại 12 g cùng với tiền hồ, trần bì, cam thảo, cát cánh, chỉ xác, mỗi loại 8 g; 6 g mộc hương, 6 g bán hạ chế. Nếu không có nhân sâm có thể thay thế bằng đảng sâm.
+ Đạt nguyên ẩm thành phần gồm : 16 g binh lang, 4 g thảo quả, 4 g cam thảo, hậu phác, tri mẫu, xích thượng, hoàng cầm, mỗi loại 8 g.
Trừ bài đạt nguyên ẩm không có dạng bột thô, các bài thuốc còn lại được bào chế dưới ba dạng là bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Ở dạng thuốc sắc, có thể sắc thuốc lấy 300 ml chia uống hai lần sau ăn sáng chiều. Với dạng bột, mỗi lần uống 8 g, hãm với 150 ml nước nóng như hãm trà, uống khi nước còn ấm mỗi ngày uống hai lần sáng chiều. Riêng bài nhân sâm bại độc tán sau khi hãm trà cho thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Dạng cao lỏng dùng lượng tương đương một thang thuốc sắc.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mỗi phương thuốc được kê nên dùng trong ba ngày. Nếu không xuất hiện triệu chứng thì tiếp tục sử dụng cho đến khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính. Trường hợp xuất hiện thêm triệu chứng thì phải gia giảm bài thuốc, điều chỉnh cho phù hợp.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Sán lá gan lớn có hai loài là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Loài Fasciola hepatica thường phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Loài Fasciola gigantica...
Xem: 74000Cập nhật: 29.02.2020
Ngứa Mu Bàn Chân Do Nhiễm Giun Sán
Ngứa ở mu bàn chân, trên mu bàn chân xuất hiện đường dài nổi mẩn ngứa. Hiện tượng ngứa ở mu bàn chân thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng trên mu bàn chân lại...
Xem: 66632Cập nhật: 28.02.2020
Xét Nghiệm Đặc Trị Bệnh Giun Đũa Chó Ở Người
Giun đũa chó (Toxocara canis) một bệnh hay nhiễm ở người do ký sinh trùng. Đây là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, bởi vì vật chủ ký sinh của chúng...
Xem: 64947Cập nhật: 27.02.2020
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị Bệnh Sán Chó
Người mệt mỏi làm việc kém tập trung, đôi khi ngứa da và dị ứng, cảm giác nhột nhột châm chích dưới da là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đến khám và...
Xem: 66740Cập nhật: 26.02.2020