Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Sán lá gan lớn có hai loài là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.
Loài Fasciola hepatica thường phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á: chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.
Vật chủ chính là các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Người là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc phải bệnh.
Vật chủ trung gian là: ốc họ Lymnaea.
Người bị nhiễm bệnh do hay ăn sống các loại rau mọc dưới nước như (rau ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong...) hoặc uống phải nước có ấu trùng sán chưa nấu chín.
Trứng Fasciola chưa trưởng thành được đào thải qua ống mật và phân. Trong nước trứng sẽ hoá phôi, phóng thích ấu trùng lông.
Ấu trùng lông thường xâm nhập ký chủ trung gian là ốc. Trong ốc ký sinh trùng có nhiều giai đoạn phát triển như: nang bào tử (sporocyst), ấu trùng redia, và ấu trùng đuôi (cercaria). Ấu trùng đuôi thoát ra từ ốc sau đó thành nang ấu trùng (metacercaria) trên các thực vật thuỷ sinh.
Động vật hữu nhũ mắc bệnh do ăn phải các thực vật thuỷ sinh có chứa nang ấu trùng. Khi vào cơ thể ký chủ, ấu trùng sẽ thoát nang tại tá tràng và di chuyển xuyên qua thành ruột vào xoang bụng và nhu mô gan để đến các ống dẫn mật nơi mà chúng sẽ thành sán trưởng thành.
Ở người giai đoạn từ nang ấu trùng cho đến sán trưởng thành kéo dài khoảng 3 đến 4 tháng. Sán trưởng thành (Fasciola hepatica: » 30 mm x 13 mm; F. gigantica: » 75 mm) thường cư trú tại các ống dẫn mật của ký chủ. Fasciola hepatica còn ký sinh tại các động vật ăn cỏ khác.
Lâm sàng
Triệu chứng toàn thân
Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút.
Sốt: thường sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi sẽ tự hết, đôi khi sốt kéo dài.
Thiếu máu: làm cho da xanh, niêm mạc nhợt gặp ở các trường hợp bị nhiễm kéo dài đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Các triệu chứng tiêu hoá thường gặp nhất
Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị‐mũi xương ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ dữ dội, cũng có đôi khi không đau bụng.
Có cảm giác như đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.
Một số bệnh nhân biểu hiện lâm sàng biến chứng như: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hoá,...
Cận lâm sàng
Công thức máu: số lượng bạch cầu có thể tăng hoặc bình thường nhưng tỷ lệ bc ái toan tăng cao.
Siêu âm cho thấy hình ảnh tổn thương gan là những ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc có thể nhìn thấy hình ảnh tụ dịch dưới bao gan. Trong một số trường hợp cần thiết ta có thể chụp cắt lớp vi tính gan (những hình ảnh này chỉ có tính chất gợi ý).
Phát hiện kháng thể kháng sán lá gan lớn bằng phương pháp ELISA.
Xét nghiệm phân
Tìm thấy trứng sán lá gan lớn trong phân hay dịch mật (tuy nhiên tỷ lệ phát hiện được trứng sán lá gan rất thấp và còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm).
Cần làm xét nghiệm phân trong 3 ngày liên tục.
Điều trị đặc hiệu
Thuốc điều trị đặc hiệu Sán lá gan lớn là Triclabendazole 250mg
Liều lượng: 10 mg/kg cân nặng. Liều duy nhất. Uống thuốc với nước đun sôi để nguội. Uống sau khi ăn no.
Thời gian theo dõi: người bệnh cần được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 03 ngày kể từ ngày uống thuốc và khám lại sau 3 tháng hoặc 6 tháng điều trị.
Các chỉ số đánh giá sau 3 đến 6 tháng điều trị
Lâm sàng: các triệu chứng lâm sang cho thấy giảm hoặc hết.
Số lượng bạch cầu ái toan sẽ trở về bình thường hoặc giảm.
Siêu âm gan: kích thước của ổ tổn thương gan giảm.
Xét nghiệm phân hoặc dịch mật sẽ không còn trứng sán lá gan.
Liên hệ khám và điều trị bệnh giun sán. Mời bạn tới Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân . Là phòng khám bệnh giun sán uy tín, do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán và các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng do giun sán gây ra. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ: Nguyễn Mỹ Hạnh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Sỏi Trong Đường Tiết Niệu
Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Xem: 311Cập nhật: 20.11.2024
Loãng Xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương yếu đi, dễ bị gãy.
Xem: 768Cập nhật: 14.11.2024
Ngứa Hậu Môn
Ngứa hậu môn (nơi cuối đường tiêu hóa, nơi phân rời khỏi cơ thể) và vùng da xung quanh hậu môn (da quanh hậu môn) được gọi là ngứa hậu môn.
Xem: 1312Cập nhật: 12.11.2024
Phòng Ngừa Ung Thư
Có nhiều loại ung thư khác nhau, với các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau . Các bác sĩ ước tính rằng khoảng 40% các loại ung thư có thể phòng ngừa đư...
Xem: 1506Cập nhật: 06.11.2024