BÉ VIÊM NÃO DO NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Thứ hai, 27/4/2020, 15:37 (GMT+7)
PHÚ THỌ - Em bé bốn tuổi được đưa vào Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu vùng trán đỉnh.
Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng tăng bạch cầu ái toan, dương tính với giun đũa chó mèo (toxocara) và sán lá gan lớn (fasciola). Bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI) và chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm não.
Bác sĩ Bùi Thị Đến, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Sản Nhi, cho biết bé xuất hiện tình trạng biến đổi dịch não tủy, điều trị tích cực bằng kháng sinh kết hợp thuốc tẩy giun.
Sau ba tuần điều trị, hôm nay sức khỏe bệnh nhi ổn định, xét nghiệm cho chỉ số bạch cầu ái toan trong máu giảm, dịch não tủy bình thường trở lại.
Các bác sĩ thực hiện chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm não màng não ở bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa có thể xâm nhập gây bệnh cho người.
Trứng giun thường có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó, mèo; hoặc trong thịt chó, mèo. Ăn phải thịt nhiễm giun chưa được chế biến kỹ sẽ bị lây bệnh. Vào cơ thể người, ấu trùng giun được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo máu di chuyển đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương.
Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt người nuôi chó mèo nên vệ sinh môi trường. Không cho trẻ chơi ở những nơi có phân chó mèo hoặc động vật khác. Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Chó mèo con cần tẩy giun ngay từ ba tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại ba lần cách nhau hai tuần, sau đó cứ 6 tháng tẩy giun một lần.
Khi chúng ta có biểu hiện ngứa da, mề đay, mẩn ngứa, đau bụng, đau đầu, mờ mắt... nghi ngờ nhiễm giun sán cần đi khám và làm xét nghiệm chữa trị kịp thời tại các cơ sở Y tế và chuyên khoa về ký sinh trùng giun sán, tránh để nặng như trường hợp trên rồi mới đi chữa trị sẽ rất khó lường.
Thúy Quỳnh/ Vnexpress
SÁN LỢN GẠO - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Bệnh sán lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có...
Xem: 93054Cập nhật: 04.01.2021
PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA SÁN MÁNG
Bệnh sán máng thường gặp ở các vùng nước ngọt, trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với nước như nông dân, ngư dân sẽ có nguy cơ mắc cao. Ấu trùng...
Xem: 54199Cập nhật: 04.01.2021
BỆNH SÁN MÁNG LÀ GÌ? CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÁN MÁNG
Ký sinh trùng Sán máng có tên gọi khác là bilharzia, sán máng là một loại sán dẹt lấy các chất dinh dưỡng từ máu và có thể xâm nhập ra tất cả bộ phận nội...
Xem: 52488Cập nhật: 04.01.2021
7 BÍ QUYẾT GIỮ ẤM CHO MÙA ĐÔNG
Giữ ấm cho cơ thể là việc rất quan trọng , liệu bạn đã biết các mẹo giữ ấm này chưa ? Cùng nhau tham khảo 7 mẹo giữ ấm này vào mùa đông nhé
Xem: 44461Cập nhật: 31.12.2020