1. Nguyên nhân mắt đỏ
Các nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ bao gồm:
- Đau mắt đỏ do nhiễm virus: Bệnh gây ra do virus như Adenovirus, Herpes; có thể tự hết trong khoảng 7 – 14 ngày, không cần điều trị.
- Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn
- Đau mắt đỏ do dị ứng: Các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi và lông động vật… có thể khiến bệnh kéo dài cho đến khi loại bỏ hoặc tránh xa các yếu tố gây dị ứng.
2. Cách điều trị mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể theo dõi tại nhà và thực hiện các thao tác sau:
- Chườm lạnh nhằm giảm khó chịu mắt, sưng mi
- Rửa mặt, tay thường xuyên với xà bông.
- Tránh dùng chung ly, bát, khăn mặt… với người khác.
- Tránh dụi mắt, không đi bơi.
- Nên nghỉ học, nghỉ làm trong 1 tuần.
Đối với trường hợp cần phải sử dụng thuốc kê toa, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ để chỉ định thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống phù hợp như :
+ Đau mắt đỏ do virus: Đau mắt đỏ do virus sẽ kéo dài 4 – 7 ngày rồi tự khỏi nhưng lại dễ lây lan. Trường hợp này, không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng đối với virus. Người bệnh chỉ cần rửa sạch mắt mỗi ngày là đủ.
+ Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Nếu vi khuẩn là tác nhân gây đau mắt đỏ, cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp cùng thuốc mỡ bôi.
+ Đau mắt do dị ứng: Thuốc kháng histamin (gồm thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) có thể giúp giảm đau mắt đỏ do nguyên nhân này nhưng sẽ khiến mắt bị khô. Trường hợp này, người bệnh cần gặp bác sĩ khoa mắt để được chỉ dẫn cách điều trị thích hợp.
3. Con đường lây bệnh và những biến chứng
- Tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi . Chạm tay vào những vật dụng hay đồ dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như gối, khăn mặt, bàn chải, chìa khóa, tay nắm cửa, chậu rửa bát, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi… Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh ao hồ, bể bơi…Thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Không vệ sinh đúng cách kính áp tròng
- Bệnh đau mắt đỏ thường diễn tiến lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc gây giảm thị lực. Những biến chứng có thể xảy ra khi thời gian bệnh kéo dài hoặc không chữa trị đúng cách. Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện bất thường như mắt đỏ, đau nhức cộm… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách điều trị giun đũa chó hiệu quả nhất
Điều trị giun đũa chó nên được khám và chữa trị tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đầy đủ trang thiết bị, có các bác sĩ chuyên khoa cũng như thuốc chuyên khoa...
Xem: 50873Cập nhật: 06.07.2020
Xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không
Nhiều người hỏi xét nghiệm sán chó có cần phải nhịn ăn không, có nơi thì nói cần phải nhịn ăn, nơi thì lại nói không cần nhịn ăn. Vậy xin trả lời cụ thể...
Xem: 71636Cập nhật: 02.07.2020
Thuốc trị giun sán chó phụ thuộc vào yếu tố nào
Thời gian thuốc trị giun sán chó phụ thuộc vào mức độ bệnh, số lượng ấu trùng và thời gian nhiễm. Phương pháp điều trị bệnh sán chó thường phối hợp thuốc...
Xem: 61947Cập nhật: 28.06.2020
Tư vấn thuốc trị sán chó đúng cách
Nếu chỉ dựa vào xét nghiệm dương tính 0,54 mà không hề có bất kỳ các triệu chứng lâm sàng nào khác thì chưa chắn bạn đã bị nhiễm bệnh sán chó. Cũng xin nói...
Xem: 152159Cập nhật: 23.06.2020