BỆNH SÁN CHÓ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SÁN CHÓ
Bệnh sán chó do một loài giun tròn ký sinh được tìm thấy chủ yếu ở chó và mèo, lây nhiễm cho người là dạng ấu trùng có tên khoa học là Toxocara. Ngứa do giun đũa sán chó là tình trạng dị ứng xuất phát từ trong cơ thể do độc tố của ấu trùng Toxocara gây ra
Bệnh sán chó có nhiều tên gọi khác nhau như là bệnh giun đũa chó mèo, bệnh Toxocara, bệnh giun đũa chó. Lý do có nhiều tên gọi là do nguồn lây nhiễm từ chó và mèo. Do tỷ lệ nhiễm ở chó trên 80% nên đại đa số mọi người thường gọi là bệnh sán chó.
Nguyên nhân lây nhiễm bệnh sán chó Toxocara
Do một loài giun tròn ký ở chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Nguồn bệnh chính là từ phân chó nhiễm ấu trùng sau đó lây bệnh cho người là dạng ấu trùng. Ấu trùng thường có trong phân chó, mèo khô từ 10 đến 21 ngày sau khi chó mèo phóng uế ra môi trường ấu trùng mới nhiễm bệnh cho người.
Ở trong môi trường đất ấu trùng Toxocara có thể tồn tại trên 3 tháng. Nguyên nhân nhiễm bệnh sán chó cho người là do nuốt phải ấu trùng qua đường miệng như ăn rau sống, đồ tái sống. Ấu trùng sán chó Toxocara cũng có thể nhiễm bệnh cho người qua vị trị da bị trầy xước, thường gặp ở người làm vườn, người chơi thể thao tiếp xúc với đất nhiễm ấu trùng.
Trẻ em có thói quen ngậm mút tay khi chơi đồ chơi là đối tượng chiếm tỷ lệ nhiễm bệnh sán chó Toxocara cao trong cộng đồng.
Dấu hiệu của bệnh sán chó là gì?
Dấu hiệu triệu chứng của bệnh sán chó Toxocara giống với các bệnh nội khoa khác như bệnh da liễu, bệnh động kinh, bệnh viêm đường ruột, bệnh gan, thận,... nên cần bác sĩ có kinh nghiệm để chẩn đoán bệnh sán chó.
Nếu da bạn xuất hiện dấu hiệu nổi mẩn ngứa, nên xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân trong đó có bệnh sán chó
Người bệnh nhiễm bệnh sán chó không triệu chứng chiếm tỷ lệ cao hoặc có các dấu hiệu mơ hồ, thoáng qua, xuất hiện triệu chứng rồi mất đi, khiến lơ là chủ quản rồi lãng quên, đến khi bệnh sán chó gây tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến gặp nhiều khó khăn để chữa trị.
Xét nghiệm bệnh sán chó bao lâu có kết quả?
Xét nghiệm bệnh sán chó Toxocara cần chú ý đến phương pháp, cách thức thực hiện. Tỷ lệ dương tính giả, phản ứng chéo cao hay thấp tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:
Kinh nghiệm của bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa hay đa khoa
Máy móc trang thiết bị, nguồn gốc, xuất xứ hóa chất, Châu âu, Bắc mỹ hay Châu á
Thời gian triển khai xét nghiệm sau lấy mẫu. Tại một số địa phương do còn thiếu trang thiết bị và chuyên môn, nên thường tích mẫu hoạc lấy mẫu rồi gửi lên Hà Nội thường có kết quả sau 5 ngày đến 1 tuần.
Kỹ thuật thực hiện xét nghiệm: kỹ thuật ELISA OD tách huyết tương và ủ trước khi xét nghiệm sẽ giảm tỷ lệ dương tính giả, cho kết quả chínhjxác hơnjphương pháp xét nghiệm thông thường. Phương pháp này đang được triển khai tại Phòng khám quốc tế Ánh Nga - Chuyên khoa ký sinh trùng.
Bác sĩ và người bệnh cần phối hợp như thế nào để trị dứt bệnh sán chó nhanh nhất?
Bệnh sán chó Toxocara chữa trị khỏi hoànjtoàn nếu người bệnh được khám, điều trị đúng tuyến chuyên khoa. Yêu cầu bác sĩ phải có năng lực chuyên môn, nắm rõ những dấu hiệu triệu chứng của bệnh sán chó, biết kết hợp triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác rồi mới tiến hành điều trị.
Chính vì có hiện tượng dương tính giả, phản ứng chéo nên người bệnh cần được xét nghiệm và điều trị tại bệnh sán chó tại tuyến chuyên khoa. Về chuyên môn, ngoài việc sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng, bác sĩ cần phối hợp một số thuốc chuyên khoa để tăng tác dụng hiệp đồng, giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc vào con ký sinh trùng, qua đó sẽ tiêu diệt được ấu trùng sán chó trong mô, trong máu.
Bác sĩ cần phải khai thác kỹ tiền sử của người bệnh, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa. Ở những người bệnh có tiền sử bệnh gan, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị bệnh sán chó riêng.
Hình ảnh sán chó Toxocara
Bác sĩ cần có lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh, mỗi bệnh nhân cần có kẹp hồ sơ riêng để theo dõi tiển triển bệnh sán chó,…hướng dẫn bệnh nhân tái khám khi nào? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những nội dung gì? Mục đích của xét nghiệm đó là để làm gì?
Bác sĩ không nên kê toa cho bệnh nhân điều trị bệnh sán chó Toxocara với 2 hoặc 4 viên thuốc vì như thế là không đủ để diệt ấu trùng sán chó Toxocara. Không nên dùng thuốc trị bệnh sán chó trong thời gian quá dài và không hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại.
Bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình điều trị, kiêng cữ rượu, bia trong thời gian điều trị và tái khám đúng hẹn.
Điều trị sán chó, người bệnh lấy thuốc về nhà không cần nằm viện. Trung bình mỗi đợt điều trị bệnh sán chó từ 5 đến 15 ngày đối với liệu trình đầu tiên. Có người bệnh sán chó đã khỏi ngay sau khi điều trị lần đầu, có người hai đến ba đợt. Thường những người bệnh mà điều trị lần hai, lần ba thì giảm liều so với lần một.
Khi gặp những vấn đề sức khỏe sau, không nên chủ quan với bệnh sán chó
Người mệt hoặc nhanh mệt khi vận động, hay quên, kém tập trung công việc. Ở da, gây mẩn ngứa da nổi mề đay dị ứng với nhiều hình thái và thường phát hiện bệnh sán chó sau khi điều trị da liễu không hiệu quả, uống thuốc dị ứng chỉ bớt được 2 đến 3 ngày sau đó lại ngứa trở lại và thường được chẩn đoán là viêm da cơ địa.
Mắt nhìn mờ, giảm thị lực mắt một hoặc hai bên, thường phát hiện ở giai đoạn muộn do chủ quan ít khi nghĩ tới bệnh về mắt do nhiễm sán chó Toxocara.
Dấu hiệu sán chó lên não: bệnh sán chó Toxocara di chuyển đến não thường gây đau nhức đầu vùng đỉnh, vùng sau gáy và hai bên trán, đôi khi có biểu hiện tê bì chân tay, đau nhức cơ, rối loạn thần kinh.
Khi có những dấu hiệu mệt mỏi, hay quên, làm việc kém tập trung, mẩn ngứa da kéo dài chữa trị da liễu không hiệu quả, người bệnh nên tới phòng khám ký sinh trùng uy tín để khám và xét nghiệm bệnh ký sinh trùng giun sán trong máu, trong đó có bệnh sán chó Toxocara.
Bệnh sán chó có lây không?
Ấu trùng sán chó Toxocara khi vào ruột sẽ qua thành ruột đi vào máu chu du trong dòng máu, Nhiễm bệnh sán chó thường gây tổn thương nội tạng trong cơ thể như gan, phổi, tim, thận, niêm mạc, mắt và não,…người bị nhiễm bệnh sán chó Toxocara không lây cho người khác. Các thành viên trong gia đình có thể cùng bị nhiễm bệnh sán chó khi vô tình ăn cùng một loại thực phẩm nhiễm ấu trùng hoặc sống trong vùng có yếu tố nguy cơ.
Cách phòng bệnh sán chó
Tẩy giun định kỳ cho chó và mèo, xử lý phân chó và mèo chôn vùi hoặc cho vào thùng rác
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với chó và mèo.
Dạy cho các em về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm bệnh sán chó Toxocara
Không để trẻ em chơi trong các khu vực dính vật nuôi hoặc phân động vật khác.
Làm sạch khu vực sinh sống của chó và mèo ít nhất một lần một tuần.
Rửa tay sau khi xử lý chất thải của chó và mèo.
BS. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Chẩn Đoán Và Điều Trị Sán Xơ Mít
Tác nhân gây bệnh là kí sinh trùng (Taenia) kí sinh trong ruột của người hoặc một số loại động vật, hình dạng giống xơ của trái mít, cơ thể của chúng chia thành...
Xem: 79334Cập nhật: 19.02.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Xoắn
Bệnh giun xoắn ở người bị gây ra bởi một loại giun tròn tên là Trichinella spiralis. Nó có thể gây ra bệnh cảnh cấp tính trên một ký chủ ở cả giai đoạn trưởng...
Xem: 62376Cập nhật: 18.02.2020
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Giun Đũa
Tác nhân gây bệnh là giun đũa (Ascaris lumbricoides), loài giun tròn lớn nhất ký sinh ở ruột người. Khi trưởng thành con cái dài 20-35 cm, con đực 15-30 cm. Trứng giun...
Xem: 82272Cập nhật: 17.02.2020
Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Sán Chó Như Thế Nào
Bệnh sán chó hiện nay có tỷ lệ xét nghiệm máu cho kết quả dương tính rất là cao. Nhiều người cầm kết quả xét nghiệm trên tay nhưng vẫn hoang mang không biết...
Xem: 63577Cập nhật: 15.02.2020