Bệnh sán máng thường chia ra thành các loại sau :
1 . Bệnh sán máng cấp tính _Sốt Katayama
Triệu chứng này chủ yếu là phản ứng quá mẫn với sán máng đang phát triển, có thể xuất hiện với ba loài sán, hiếm gặp với S. haematobium và thường không thấy ở người bản xứ. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2 - 7 tuần, mức độ nặng của bệnh dao động từ nhẹ cho đến rất nặng có thể gây tử vong, trường hợp tử vong do sán máng rất hiếm gặp . Ngoài sốt, mệt, mẩn đỏ, phân lỏng đôi khi kèm ít máu, đau cơ, ho khan, tăng bạch cầu, và tăng đáng kể bạch cầu ái toan, gan và lách có thể to trong một thời gian ngắn.
Bệnh nhân lại trở nên không triệu chứng trong 2 - 8 tuần. Trong giai đoạn sớm của bệnh, xét nghiệm phân có thể âm tính (cần xét nghiệm lại nhiều lần trong ít nhất 6 tháng) nhưng các xét nghiệm huyết thanh học dương tính. Hiện chưa có ý kiến thống nhất về tính an toàn và hiệu quả của điều trị praziquantel và corticosteroid trong giai đoạn bệnh cấp.
2. Bệnh sán máng mạn tính
Giai đoạn này bắt đầu từ 6 tháng đến vài năm sau khi nhiễm bệnh.Các biểu hiện bao gồm ỉa chảy, đau bụng, đi ngoài thất thường, phân lẫn máu, gan to và chắc, và lách to. Cùng với sự tiến triển chậm chạp tiếp theo trong 5 - 15 năm hoặc lâu hơn, các triệu chứng sau có thể xuất hiện: chán ăn, gầy sút, mệt mỏi, u ruột dạng polyp, và các dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa và mạch phổi. Viêm cầu thận do phức hợp miễn dịch cũng có thể xuất hiện.
Nhiễm S. haematobium các triệu chứng sớm của tổn thương hệ tiết niệu là đái rắt và đái buốt, tiếp theo là đái máu cuối bãi và protein niệu. Đái máu nhẹ có thể tái phát nhiều lần. Các hậu quả có thể bao gồm hình thành các polyp trong bàng quang, viêm bàng quang, nhiễm salmonella mạn tính, viêm đài thận, viêm đài - bể thận, sỏi thận, ứ nước thận do tắc niệu quản, suy thận, và tử vong. Tổn thương nặng ở gan, phổi, sinh dục hoặc thần kinh ít khi xảy ra.
Ung thư bàng quang có liên quan đến nhiễm sán máng bàng quang.
3. Các biến chứng khác
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể dẫn đến xơ gan, lách to. Giảm các dòng tế bào máu, giãn tĩnh mạch thực quản và chảy máu tĩnh mạch. Thay đổi chức năng gan, vàng da, cổ trướng, và hôn mê gan là các biểu hiện của giai đoạn cuối. Tăng áp lưc mạch phổi với tâm phế mãn ,giãn tĩnh mạch cổ và phù do suy tim phải có thể xảy ra. Các biến chứng khác của đại tràng : hẹp đại tràng, các ổ sùi u hạt, và nhiễm salmonella kéo dài, polyp đại tràng biểu hiện bằng ỉa chảy phân lẫn máu, thiếu máu... Viêm tủy cắt ngang, động kinh, hoặc viêm thần kinh thị giác có thể xuất hiện do các trứng tuần hoàn hoặc sán lạc chỗ.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
SÁN LỢN GẠO - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Bệnh sán lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có...
Xem: 93089Cập nhật: 04.01.2021
PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA SÁN MÁNG
Bệnh sán máng thường gặp ở các vùng nước ngọt, trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với nước như nông dân, ngư dân sẽ có nguy cơ mắc cao. Ấu trùng...
Xem: 54233Cập nhật: 04.01.2021
BỆNH SÁN MÁNG LÀ GÌ? CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÁN MÁNG
Ký sinh trùng Sán máng có tên gọi khác là bilharzia, sán máng là một loại sán dẹt lấy các chất dinh dưỡng từ máu và có thể xâm nhập ra tất cả bộ phận nội...
Xem: 52523Cập nhật: 04.01.2021
7 BÍ QUYẾT GIỮ ẤM CHO MÙA ĐÔNG
Giữ ấm cho cơ thể là việc rất quan trọng , liệu bạn đã biết các mẹo giữ ấm này chưa ? Cùng nhau tham khảo 7 mẹo giữ ấm này vào mùa đông nhé
Xem: 44493Cập nhật: 31.12.2020