Sốt thương hàn hay còn gọi là bệnh thương hàn, là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonnella typhi gây nên trạng thái nhiễm độc toàn thân và kèm theo trạng thái tổn thương đặc hiệu trên đường tiêu hóa.
Trước đây, bệnh thương hàn lưu hành ở một số khu vực trên thế giới như châu Á, châu Phi, Mỹ nên vaccine thương hàn chỉ khuyến khích tiêm cho đối tượng đi, đến các khu vực này. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc tiêm ngừa vaccine thương hàn được khuyến khích trên toàn cầu vì nó đã trở thành mối quan tâm lớn về sức khỏe.
Thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho hay mỗi năm toàn cầu ghi nhận khoảng 33 triệu người mắc và 1,5 triệu người tử vong vì nhiễm thương hàn. Bệnh lây lan nhiều nhất ở độ tuổi từ 5 đến 19. Bệnh thương hàn có thể dẫn đến sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa, viêm phổi, viêm não và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay vaccine thương hàn được sử dụng phổ biến trên thế giới, trong đó ưu tiên tiêm cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn thường xuyên đi đến vùng có dịch bệnh thương hàn. Những đối tượng khác như người sống trong môi trường tập thể, thường xuyên đi du lịch, tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vùng vệ sinh kém... rất cần tiêm phòng vaccine thương hàn. Việc tiêm ngừa giúp cơ thể kích thích sản xuất kháng thể, ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để gây nhiễm trùng.
Một số đối tượng không nên tiêm ngừa thương hàn gồm:
- Người chống chỉ định, người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine thương hàn.
- Những người bị suy giảm miễn dịch như người bị nhiễm HIV, những người được cấy ghép nội tạng , những người đang hóa trị và trẻ em bị suy giảm miễn dịch nguyên phát (PID) .
- Trẻ dưới 2 tuổi chống chỉ định với vaccine thương hàn, do đối tượng này hệ hô hấp chưa hoàn thiện.
- Phụ nữ có thai, cho con bú hoặc đang có ý định mang thai, trước khi tiêm vaccine phòng thương hàn cần có ý kiến của bác sĩ.
- Đối với những người sắp đi vào vùng có lưu hành bệnh thương hàn, để đảm bảo khả năng bảo vệ toàn diện, nên tiêm ít nhất 2 tuần trước khi khởi hành.
- Sau khi tiêm vaccine thương hàn, cơ thể có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như khó chịu, cảm giác đau vùng tiêm, đau tại chỗ, buôn nôn, tiêu chảy. Một số rất ít có thể xảy ra phát ban. Hầu hết các phản ứng này đều có xu hướng nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị.
Các phản ứng nghiêm trọng bao gồm dị ứng toàn thân có thể đe dọa tính mạng được gọi là phản vệ nhưng rất hiếm khi xảy ra với vaccine thương hàn.
Tính miễn dịch của vaccine thương hàn không tồn tại vĩnh viễn nên cần tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm nếu có nguy cơ mắc bệnh.
Chân Nổi Nhiều Mụn Ngứa, Chữa Da Liễu Không Khỏi, Xin Bác Sĩ Tư Vấn!
Em chào Bác sĩ, em ở Hà Tĩnh là mẹ của bé 5 tuổi, cháu bị ngứa da, nổi mụn ngứa ở hai bên cẳng chân kéo dài khoảng ba năm nay chữa da liễu không khỏi.
Xem: 11982Cập nhật: 12.06.2024
Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa
Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa. Trong máu, ấu trùng Toxocara tiết ra chất độc gọi là dị nguyên lạ. Khi cơ thể phát hiện...
Xem: 269173Cập nhật: 25.05.2024
Chỉ Số Bạch Cầu Ưa Axit Tăng Cao, Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị?
Em chào Bác sĩ Đức, Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga ạ! Em bị mẩn ngứa, phát ban mề đay hơn hai năm không thấy giảm, em đi khám và có xét nghiệm máu ở Bv gần...
Xem: 13466Cập nhật: 30.04.2024
Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng Cao Có Phải Nhiễm Ký Sinh Trùng Không?
Chào Bác sĩ, em năm nay 35 tuổi, em bị mề đay, ngứa da dị ứng mỗi khi ra mồ hôi hoặc nóng, nhất là buổi chiều, đã hơn ba tháng mà không thấy giảm, em đi khám...
Xem: 18256Cập nhật: 20.04.2024