CÁC LOẠI RAU SỐNG KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
Rau sống là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích tuy nhiên, ẩn đằng sau đó là nhiều nguy cơ gây bệnh nếu sử dụng không đúng cách.
Rau sống cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, các vitamin trong rau sống sẽ ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Một số nghiên cứu cho rằng ăn rau sống sẽ giảm nguy cơ bị bệnh tim, điều hòa hệ tiêu hóa... Tuy nhiên, vì các loại rau không qua chế biến nên có khả năng tồn tại nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhất là những loại rau trồng ở môi trường không đảm bảo an toàn và sơ chế không đúng cách.
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM thì các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Không những thế, các loại rau sống còn có nguy cơ chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan.
Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỉ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). Ký sinh trùng amip, dạng bào nang có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỉ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên bảy loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỉ lệ trung bình 11,5%.
Vậy ăn rau sống như thế nào để đảm bảo chất lượng?
- Thứ nhất nguồn nước rửa phải sạch vì một số loại ký sinh trùng tồn tại trong nước lúc là ấu trùng
- Thứ hai ăn rau sống nên ăn rau tươi, mới thu hoạch thì giá trị dinh dưỡng mới đảm bảo. Rau phải có nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Bảo quản rau đúng quy cách, không nên để dập nát vì rau sẽ hư hỏng rất nhanh, vi sinh vật phát triển nhiều
- Thứ ba tốt nhất là ta nên rửa rau trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy sạch nhiều lần vì đây là biện pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Sau đó ngâm nước muối hoặc dùng thiết bị sát trùng.
Bị Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Lâu Ngày Cần Làm Xét Nghiệm Gì Tìm Nguyên Nhân?
Bị Ngứa Da, Nổi Mề Đay, Dị Ứng Lâu Ngày Cần Làm Xét Nghiệm Gì Tìm Nguyên Nhân? Ngứa do giun sán nổi thành mảng trên da, gãy lâu ngày thành mảng đen khi trú ở...
Xem: 64538Cập nhật: 02.12.2023
Bệnh Sán Chó? Triệu Chứng Bệnh Sán Chó?
Bệnh nhân hỏi: Em chào Bác sĩ Phòng khám Ánh Nga, em tên là N.H.Q em ở Bắc Giang, em 32 tuổi. Ba năm nay em bị ngứa ngoài da nhưng không thường xuyên, thi thoảng nổi...
Xem: 21395Cập nhật: 27.11.2023
Bệnh Sán Dây Chó
Bệnh Echinococcosis do sán dây chó Echinococcus hạt và Echinococcus multilcularis gây ra. Ở người, sán dây có thể hình thành các u nang hoặc khối chứa đầy chất lỏng trong...
Xem: 17960Cập nhật: 21.11.2023
Bệnh Sán Máng
Bệnh sán máng là bệnh nhiễm trùng do một số loại giun dẹp (sán lá) gây ra, được gọi là sán máng.
Xem: 17232Cập nhật: 20.11.2023